Độ tuổi lao động là một trong những căn cứ quan trọng; để xác định người lao động có đủ điều kiện tham gia giao kết hợp đồng lao động hay không. Thực tế, hiện nay có không ít những người lao động chưa thành niên đang tham gia vào quan hệ lao động và làm một số các công việc nhất định; nhất là tại một số nhà hàng, quán ăn nhỏ. Câu hỏi đặt ra vậy việc này có hợp pháp không; điều kiện sử dụng lao động chưa thành niên là gì ? Hãy cùng luật sư X tìm hiểu vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
Pháp luật quy định thế nào về độ tuổi lao động.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012;“Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động; được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”.
Tuổi nghỉ hưu được xác định như sau:
- Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội; theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
- Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác; có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định trên.
Theo quy định này, hiện tại độ tuổi lao động là 15 – 60 tuổi; đối với nam và 15 – 55 tuổi đối với nữ. Nếu người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác; có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm.
– Theo quy định mới tại Bộ luật lao động năm 2019; tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình; cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào 2028 và đủ 60 tuổi; đối với lao động nữ vào năm 2035.
Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên.
Theo quy định tại điều 144 bộ luật lao động 2019; về nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên như sau:
1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe; để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên; có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên; người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh; công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên; được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Người lao động chưa thành niên là đối tượng dễ bị tổn thương khi tham gia vào quan hệ lao động. Vì vậy, việc có những quy định chặt chẽ để bảo vệ nhóm đối tượng này là rất cần thiết. Do chưa phát triển hoàn thiện về mặt tâm sinh lý, cũng như thể chất vì vậy; khi sử dụng người lao động chưa thành niên cần đảm bảo chỉ làm những công việc phù hợp với sức khỏe; thể lực và trí lực của họ, đồng thời phải tạo điều kiện để người lao động được học tâp phát triển trình độ ký năng nghề nghiệp này.
Điều kiện sử dụng người lao động chưa thành niên.
Khi người sử dụng lao động sử dụng lao động dưới 15 tuổi; cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật và chỉ được tuyển dụng vào làm các công việc nhẹ; theo danh mục của Bộ lao động thương binh và xã hội quy định. Ngoài ra cần phải lưu ý các vấn đề như sau:
- Khi tuyển dụng phải có giấy khám sức khoẻ của cơ sở khám chữa bệnh; có thẩm quyền xác nhận sức khoẻ phù hợp công việc; tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần.
- Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện; theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người lao động.
- Phải thông báo bằng văn bản về Sở lao động thương binh xã hội; nơi cơ sở đặt trụ sở chính trong vòng 30 ngày từ ngày bắt đầu tuyển dụng vào làm việc.
- Hằng năm, báo cáo việc sử dụng người dưới 15 tuổi; làm việc cùng với báo cáo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động về Sở Lao động thương binh và xã hội
Rõ ràng pháp luật quy định rất chặt chẽ đối với các quy định về điều kiện sử dụng; người lao động chưa thành niên. Việc giao kết hợp đồng đối với nhóm đối tượng này; cũng được đảm bảo rất chặt chẽ như quy định về kiểm soát các danh mục công việc người lao động; này được làm và phải báo cáo công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động; hằng năm với sở lao động thương binh xã hội.
Sử dụng người lao động chưa thành niên không đúng theo quy định của pháp luật bị xử lý thế nào.
Rõ ràng không phải người sử dụng lao động nào khi tuyển dụng người lao động chưa thành niên; đều đúng theo quy định của pháp luật. Thậm chí có rất nhiều người có hành vi ngược đãi; lợi dụng lao động trẻ em để làm các công việc trái quy định của pháp luật. Vì vậy, đối với việc sử dụng người lao động là trẻ em; thì có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự đối với người sử dụng lao động.
Theo quy định tại điều 28 nghị định 28/2020/NĐ-CP; thì việc sử dụng người lao động chưa thành niên khi có một trong các hành vi được quy định tại các khoản này thì có thể bị; xử phạt từ 1.000.000- 75.000.000 Đồng tùy theo mức độ và hành vi vi phạm
Trường hợp người sử dụng lao động đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của bộ luật hình sự 2015 quy định đối với người lao động về tội ‘ vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi” Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt nặng nhất đến 12 năm theo quy định tại điều 296 Bộ luật hình sự .
Hi vọng; qua bài viết trên đã phần nào cung cấp kiến thức; giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về “Thủ tục cấp lại giấy phép LĐ cho người nước ngoài tại Việt Nam.”
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Câu hỏi liên quan.
Theo quy định tại khoản 1 điều 146 Bộ luật lao động quy định như sau ” Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.”
Theo quy định tại điềm a Khoản 2 Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì “2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của người đó hoặc không được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi; “
Hành vi ngược đãi đánh đập người lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo mức độ và hành vi vi phạm của người sử dụng lao động. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể cấu thành tội phạm và mức hình phạt tối đa là 12 năm tù.