Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng luôn là vấn đề được các nhà đầu tư quan tâm khi tham gia thực hiện các loại dự án xây dựng. Các tòa nhà, chung cư, khu đô thị là kết quả của các dự án đầu tư xây dựng. Về vấn đề này, Luật sư X có nhận được câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư X. Tôi là Phạm Văn D. Hiện tại tôi có ý định đầu tư vào một dự án xây dựng nhà ở ở Hải Phòng. Tuy nhiên, tôi mới chỉ có ý tưởng về dự án. Tôi chưa biết phải thực hiện dự án này như thế nào? Vậy Luật sư có thể tư vấn cho tôi các bước cụ thể để tôi có thể tiến hành dự án xây dựng của mình hay không? Mong sớm nhận được sự tư vấn từ phía Luật sư. Xin cảm ơn Luật sư.
Trước khi bắt đầu tiến hành một dự án đầu tư xây dựng, bạn có thể tìm hiểu về quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Một dự án gồm các giai đoạn nào, cần chuẩn bị gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý:
Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020)
Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng là gì?
Theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020):
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Dự án đầu xây dựng là tập hợp tất cả các đề xuất, kiến nghị có tiềm năng và tiến hành đầu tư vốn vào các dự án xây dựng để tiến hành sửa chữa, cải tạo… nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận.
Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, mức độ quan trọng; công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý; nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư.
Căn cứ quy mô, mức độ quan trọng
Căn cứ quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.
Căn cứ công năng phục vụ và mục đích quản lý
Dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình quốc phòng, an ninh.
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp khác.
Mời bạn đọc tham khảo: Dự án đầu tư là gì? Đặc trưng và phân loại dự án đầu tư.
Căn cứ nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:
- Dự án sử dụng vốn đầu tư công.
- Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công.
- Dự án PPP.
- Dự án sử dụng vốn khác.
Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Trình tự đầu tư xây dựng có 03 giai đoạn gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng
Giai đoạn chuẩn bị dự án
Trong giai đoạn chuẩn bị, nhà đầu tư cần tiến hành các công việc như sau:
Sau khi đã có ý tưởng dự án, chủ đầu tư tiến hành khảo sát xây dựng. Nghiên cứu quy mô, thị trường, tìm kiếm nguồn đất, thông tin về thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất, lên phương án đầu tư và thỏa thuận địa điểm thực hiện quy hoạch dự án.
Tiếp đến, chủ đầu tư sẽ tiến hành lập báo cáo đầu tư. Có các loại báo cáo sau đây:
- Lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có)
- Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng
- Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi
Tiếp theo chủ đầu tư tiến hành nộp báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành thẩm định và phê duyệt dự án, thiết kế cơ sở. Tùy thuộc vào từng loại dự án mà thẩm quyền thẩm định và phê duyệt sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo đúng quyền hạn của mình.
Đối với quy trình quy hoạch dự án đã được chấp thuận đầu tư sẽ phụ thuộc vào loại dự án đã có quy hoạch hoặc chưa có quy hoạch để có quy trình khác nhau.
Cuối cùng để đảm bảo an toàn cho các dự án đầu tư, các chủ đầu tư tiến hành quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Giai đoạn thực hiện dự án
Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
Mời bạn đọc tham khảo: Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư
Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng
Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan.
Cụ thể, trong giai đoạn này, chủ đầu tư sẽ làm những công việc như sau:
- Nghiệm thu đưa vào khai thác và sự dụng: Công trình xây dựng được đưa vào khai thác sử dụng khi đã xây dựng hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng.
- Kết thúc xây dựng công trình: Kết thúc xây dựng công trình khi chủ đầu tư đã nhận bàn giao toàn bộ công trình và công trình đã hết thời gian bảo hành theo quy định. Trước khi bàn giao công trình, nhà thầu xây dựng phải di chuyển hết tài sản của mình ra khỏi khu vực công trường xây dựng.
- Sau khi nhận bàn giao công trình xây dựng, dự án đầu tư xây dựng chủ đầu tư có trách nhiệm vận hành, khai thác đảm bảo hiệu quả công trình, dự án theo đúng mục đích và các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đã được phê duyệt.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện duy tu, bảo dưỡng, bảo trì công trình. Sau đó, chủ đầu tư thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng; bảo hành công trình xây dựng.
Câu hỏi thường gặp
Các giai đoạn thi công xây dựng công trình gồm:
• Chọn nhà thầu thi công, giám sát
• Tiến hành thi công, trong quá trình thi công có thể xin điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với thực tế.
• Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành và bàn giao công trình hoàn thành, vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác.
• Nghiên cứu quy mô, thị trường, tìm kiếm nguồn đất, thông tin về thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất, lên phương án đầu tư và thỏa thuận địa điểm thực hiện quy hoạch dự án.
• Xin chủ trương đầu tư, văn bản chấp thuận đầu tư của UBND tỉnh, thành phố.
Hồ sơ bàn giao công trình gồm:
• Hồ sơ hoàn thành công trình
• Tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành
• Quy định bảo trì công trình.
• Dự án đầu tư công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
• Dự án đầu tư công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về dự án đầu tư xây dựng và quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102