Hiện nay Việt Nam được xếp vào một trong những nước có tình trạng xâm phạm bản quyền nhiều nhất. Tình trạng xâm phạm bản quyền trong xuất bản, kể cả trong xuất bản sách in lẫn trong xuất bản điện tử số. Vậy tình trạng ” vi phạm bản quyền trong xuất bản” diễn ra như thế nào?.
Câu hỏi: chào luật sư, tôi thấy hiện nay tình trạng xuất bản, mua bán sách lậu đang diễn ra rất phổ biến. Luật sư có thể cho tôi biết về các quy định của pháp luật về vấn đề vi phạm bản quyền trong xuất bản được không ạ.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Vi phạm bản quyền là gì?
Vi phạm bản quyền là việc sử dụng các tác phẩm được bảo hộ bản quyền một cách trái phép, trừ khi có sự cho phép, do đó vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền, như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ, hoặc để thực hiện.
Chủ bản quyền thường là người tạo ra tác phẩm hoặc nhà xuất bản hoặc doanh nghiệp khác được giao bản quyền. Chủ bản quyền thường xuyên viện dẫn các biện pháp pháp lý và công nghệ để ngăn chặn và xử phạt vi phạm bản quyền.
Để có thể hiểu rõ hơn về vi phạm bản quyền là gì, bạn cần nắm được cơ bản về yếu tố xâm phạm quyền tác giả. Theo quy định tại Điều 7 Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BKHCN năm 2019 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định:
Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
– Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;
– Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép;
– Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả;
– Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép;
– Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hóa trái phép.
Sản phẩm có yếu tố xâm phạm quy định tại khoản này bị coi là sản phẩm xâm phạm quyền tác giả.
Vi phạm bản quyền trong xuất bản
Đó là những ấn phẩm được nhà xuất bản cấp giấy phép xuất bản nhưng lại vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ khi chưa được người sở hữu bản quyền của ấn phẩm cho phép. Sách vi phạm bản quyền này nguy hại không thua gì sách lậu khi nó không phải lén lút phát hành mà có thể chính danh, hợp pháp bày bán tại các nhà sách lớn.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu bản quyền, gây mất cân đối trong xuất bản, mà tai hại hơn, nó còn làm đình trệ nhiều giao dịch xuất bản lành mạnh và đe dọa phá hỏng cả thị trường sách Việt Nam.
– Tình trạng vi phạm bản quyền trong lĩnh vực xuất bản và kinh doanh sách điện tử diễn biến hết sức phức tạp, trở thành rào cản làm nản lòng các doanh nghiệp, nhà xuất bản muốn phát triển xuất bản điện tử.
Thực trạng vi phạm bản quyền trong xuất bản hiện nay
NXB Trẻ, NXB Kim Đồng, hai trong số những đơn vị xuất bản bị vi phạm bản quyền nhiều nhất thì hầu như cũng chưa thực hiện một vụ kiện vi phạm bản quyền nào. Bất đắc dĩ lắm cũng chỉ đề nghị cơ quan chức năng “xem xét” và kêu gọi bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp. Về phần các đơn vị làm sách cũng tương tự, hầu như chỉ dừng ở sự kêu gọi, kiến nghị…
Nhưng điều gì cũng có giới hạn, vụ 6 NXB nước ngoài lên tiếng về tình trạng vi phạm bản quyền vừa qua là giới hạn đó. Theo thông tin được biết, các đơn vị này đang nỗ lực chuẩn bị có các biện pháp pháp lý đối với trường hợp NXB Đồng Nai cùng Nhà sách Quỳnh Mai đã in sách của họ mà không có bản quyền. Thực tế thì cũng không phải chỉ có mỗi NXB Đồng Nai cùng nhà sách Quỳnh Mai vi phạm bản quyền nhưng ở các đơn vị khác, con số chỉ dừng ở vài đầu sách, còn với hai đơn vị trên, số sách vi phạm lên đến gần 300 đầu sách. Với một NXB trong nước, số đầu sách đó tương đương với tổng số sách xuất bản trong cả năm.
Đại diện một NXB cho biết, khi liên kết xuất bản, các đối tác đều hứa là sẽ có giấy xác nhận bản quyền và NXB dựa trên lời hứa này để đăng ký xuất bản. Đến khi chuẩn bị xuất bản đối tác lại hứa tiếp và chấp nhận ký giấy xác nhận chịu mọi trách nhiệm về bản quyền nếu có kiện tụng. Cũng chính vì những hợp đồng kiểu này, nhiều NXB khi bị tố cáo vi phạm bản quyền đã phủi tay, chuyển trách nhiệm qua cho đối tác.
Với vai trò được nhà nước giao cho trong việc lựa chọn, kiểm tra các ấn phẩm trước khi cho xuất bản, nhiều NXB không thực hiện chức trách của mình nên đã từ vị trí người canh cửa trở thành đồng lõa cho việc vi phạm luật.
Thực tế các NXB đều là đơn vị nhà nước trực thuộc cơ quan chủ quản cũng là đơn vị nhà nước cao hơn. Những nơi ấy luôn luôn có sự lãnh đạo chặt chẽ. Họ đều tinh thông nghiệp vụ xuất bản, hiểu rõ luật lệ, thấu hiểu về bản quyền. Vấn đề cốt lõi ở chỗ khi họ xuất bản sách vi phạm bản quyền kiếm lời được 10 đồng chẳng hạn, nếu chẳng may bị phát hiện cũng chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở, giáo dục hoặc phạt khoảng 5 đồng rồi xuề xòa cho qua. Tính ra vi phạm vẫn còn lời! Đó là lý do vi phạm ngày càng tăng.
Xây dựng một thị trường xuất bản lành mạnh là con đường phát triển của ngành xuất bản trong nước hiện nay và trên con đường đó, sách lậu, việc thiếu tôn trọng bản quyền đang là những hố sâu ngăn trở. Đã đến lúc cần mạnh tay lấp bỏ những hố sâu đó để cỗ xe xuất bản bắt kịp sự phát triển chung của đất nước.
Quy định của pháp luật về Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản
Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản sách là một dạng cụ thể của quyền tác giả nói chung và được quy định trong Luật Xuất bản năm 2012: “việc xuất bản tác phẩm, tài liệu và tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật”, vì vậy nội dung quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản sách cũng bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với cuốn sách được tạo ra từ quá trình xuất bản.
Do đó, bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản sách được hiểu rằng để xuất bản một cuốn sách cần được sự cho phép của tác giả. Tác giả có quyền cho phép nhà xuất bản in tác phẩm của mình thành sách dưới dạng sách in hoặc sách điện tử nếu họ đáp ứng nhu cầu quyền lợi của tác giả. Những việc làm này đảm bảo quyền lợi cho tác giả như một phần đảm bảo cho công sức mà họ đã sáng tạo ra tác phẩm của mình.
Trong hoạt động xuất bản, nhà xuất bản được coi là chủ thể được bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực phát hành, xuất bản sách với vai trò là chủ sở hữu quyền tác giả. Xuất phát từ bản chất vai trò, chức năng của hoạt động xuất bản từ đó hình thành mối liên kết trong hoạt động xuất bản giữa nhà xuất bản với đối tác liên kết khác như: tác giả, chủ sở sở hữu quyền tác giả, nhà xuất bản, cơ sở in xuất bản phẩm, cơ sở phát hành xuất bản phẩm,.v..v..
Việc liên kết trong hoạt động xuất bản chỉ được thực hiện khi đủ các điều kiện sau: Có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật. Văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được thể hiện dưới một trong các hình thức sau: (i) Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, (ii) Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, (iii) Giấy chấp thuận sử dụng tác phẩm, tài liệu để xuất bản, tái bản, được sử dụng trong trường hợp không có hợp đồng kể trên (iv).
Giấy chấp thuận sử dụng tác phẩm, tài liệu để xuất bản, tái bản có chữ ký người đại diện kèm văn bản ủy quyền trong trường hợp có đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu quyền tác giả. Giữa nhà xuất bản và đối tác liên kết thực hiện đúng trách nhiệm quyền hạn của mình được thể hiện trong hợp đồng liên kết xuất bản, thể hiện trong nội dung xuất bản phẩm, không được làm sai lệch nội dung xuất bản phẩm đã đăng ký ban đầu. Pháp luật đã có những quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của nhà xuất bản đối với tác giả, tuy nhiên trên thực tế đã phát sinh những tranh chấp không đáng có về quyền tác giả xảy ra đối với những đơn vị xuất bản lớn tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Vi phạm bản quyền trong xuất bản“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; đơn xin giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vợ ủy quyền cho chồng bán đất được không?
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng thửa
- Số hộ chiếu có bị thay đổi khi cấp lại không
Câu hỏi thường gặp
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định
Để xác định một hành vi có thật sự là hành vi vi phạm bản quyền tác giả hay không, bạn cần dựa vào các căn cứ được hướng dẫn tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP:
“Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:
1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Trong thời buổi hiện đại có nhiều trường hợp được xem là vi phạm bản quyền tác giả. Nếu nói riêng ở Việt Nam chứ không nói toàn bộ thế giới, thì có những trường hợp như là sao chép tác phẩm liên quan đến nghệ thuật như âm nhạc, mỹ thuật. Được phát hiện nhiều nhất chính là âm nhạc, và điển hình là làn sóng nhạc pop đang được giới trẻ ưa chuộng. Vì nhu cầu ở ngành này là quá lớn, đôi khi sự phát triển của âm nhạc nước ta không đáp ứng kịp thời, dẫn đến một hiện tượng đó là “đạo nhạc” hoặc dùng nhạc không xin phép.