Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, nhiều sản phẩm, dịch vụ đã được số hóa. Trong đó việc xuất bản sách, các tác phẩm văn học hiện nay cũng đã được xuất bản điện tử. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trường hợp vi phạm bản quyền xuất bản điện tử. Vậy ” thực trạng vấn đề vi phạm bản quyền xuất bản điện tử ” đang diễn ra như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, hiện nay việc xuất bản điện tử diễn ra càng ngày càng phổ biến, kéo theo đó thì nhiều vấn đề liên quan đến vi phạm bản quyền cũng đã xuất hiện. Luật sư có thể cung cấp cho tôi một vài thông tin về thực trạng vấn đề vi phạm bản quyền xuất bản điện tử hiện nay được không ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.
Xuất bản điện tử là gì?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật xuất bản năm 2012 thì: Xuất bản điện tử là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử.
Xuất bản điện tử đã trở nên phổ biến với đa dạng thể loại khác nhau, đặc biệt đối với các xuất bản phẩm về khoa học. Việc phân phối sách, tạp chí và báo cho người tiêu dùng thông qua các thiết bị đọc máy tính bảng, một thị trường đang tăng lên hàng triệu người mỗi năm, được tạo ra bởi các nhà cung cấp trực tuyến như nhà sách iTunes của Apple, nhà sách Amazon cho Kindle và nhà sách cho Google Play.
Xuất bản điện tử được phân phối và liên kết chặt chẽ thông qua mạng lưới Internet, tuy nhiên, vẫn có nhiều xuất bản phẩm điện tử phi mạng lưới như bách khoa toàn thư trên CD và DVD, cũng như các xuất bản phẩm tham khảo chỉ cần dựa trên thiết bị di động của người dùng mà không cần truy cập mạng tốc độ cao và đáng tin cậy tới một mạng lưới. Xuất bản điện tử cũng đang được sử dụng trong lĩnh vực luyện thi ở các nền kinh tế phát triển cũng như đang phát triển cho hệ thống giáo dục (thay thế một phần sách thông thường).
Đặc biệt, việc sử dụng xuất bản điện tử cho sách giáo khoa đã trở nên phổ biến hơn với Apple Books từ Apple Inc. và cuộc đàm phán của Apple với ba nhà cung cấp sách giáo khoa lớn nhất ở Hoa Kỳ.
Xuất bản điện tử cũng ngày càng phổ biến trong các tác phẩm viễn tưởng. Các nhà xuất bản điện tử có thể đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thị trường thay đổi, bởi vì các công ty không phải đặt hàng sách in và phân phối chúng. Xuất bản điện tử cũng đang cung cấp nhiều loại sách hơn, bao gồm cả những cuốn sách mà khách hàng sẽ không tìm thấy trong các nhà bán lẻ sách tiêu chuẩn, do không đủ nhu cầu cho một quy trình xuất bản truyền thống.
Xuất bản điện tử đang cho phép các tác giả mới phát hành những cuốn sách có khả năng không sinh lãi cho các nhà xuất bản truyền thống. Mặc dù thuật ngữ “xuất bản điện tử” chủ yếu được sử dụng trong những năm 2010 để chỉ các nhà xuất bản trực tuyến và dựa trên web, thuật ngữ này còn được sử dụng để mô tả sự phát triển của các hình thức sản xuất, phân phối và tương tác người dùng mới liên quan đến máy tính sản xuất dựa trên văn bản và phương tiện tương tác khác.
Thực trạng vấn đề vi phạm bản quyền xuất bản điện tử
Tình trạng vi phạm bản quyền xuất bản điện tử tại Việt Nam được nhắc đến nhiều như một vấn nạn khó giải quyết, gây thiệt hại về kinh tế cho các nhà xuất bản cũng như ảnh hưởng xấu đến ngành xuất bản Việt Nam.
Mặc dù việc xử phạt đã được quy định và thực thi nhưng tình trạng xâm phạm bản quyền vẫn đang diễn ra tràn lan, chưa có dấu hiệu dừng lại.
Vi phạm tràn lan
Nhờ có internet, các nhà xuất bản dễ dàng giới thiệu sách mới đến tay độc giả bằng hình thức sách điện tử (e-book) hoặc sách nói (audiobook). Bên cạnh mặt tích cực, internet cũng là phương thức được các cá nhân, tổ chức xâm phạm bản quyền bất hợp pháp sử dụng nhằm mục đích trục lợi thương mại.
Hàng loạt sách mới, best sellers do các nhà xuất bản trong nước nắm giữ bản quyền được bày bán, phát tán công khai trên các trang điện tử. Những trang này đã tạo ra các dạng sách nói chia sẻ trên cộng đồng mạng nhằm thu phí hoặc tính lượt truy cập để phục vụ mục đích kinh doanh quảng cáo.
Đơn cử như cuốn “68 ngộ nhận và giác ngộ nuôi con sữa mẹ”, chỉ cần tìm trên google tựa sách sẽ hiện ra hơn 5 đường dẫn (link) để bạn đọc tải trọn vẹn nội dung của sách, hay như cuốn “Bên kia có đứa dở hơi”; danh sách các trang web vi phạm bản quyền dài gần 1 trang giấy A4…
Mới nhất là phản ánh của đại diện Câu lạc bộ sách Sài Gòn về việc Công ty Yeah1 Network đã có hành vi công khai tuyển dụng cộng tác viên thu âm sách nói không bản quyền.
Sau khi bị phát hiện trên mạng xã hội, công ty này đã thừa nhận kế hoạch tuyển cộng tác viên để thu âm, làm tủ sách nội bộ cho 1.000 đầu sách; đồng thời thừa nhận vi phạm bản quyền và cam kết không tái phạm.
Theo đại diện Câu lạc bộ sách Sài Gòn, hành vi trên là cố ý vi phạm bản quyền sách có tổ chức. Việc tự thu âm các đầu sách vi phạm bản quyền và phát tán trong một group kín như vậy gây hậu quả khó lường, khó kiểm soát được số lượng sách bị vi phạm bản quyền.
Cần sớm có Trung tâm bảo vệ bản quyền sách
Việt Nam hiện có 5 nhà cung cấp ebook bản quyền đang phải cạnh tranh với hàng ngàn website cung cấp ebook không bản quyền. Kết quả tìm kiếm với từ khóa “tải ebook miễn phí” trên google cho ra hơn 2,5 triệu kết quả còn với từ khóa “mua ebook có bản quyền” chỉ với 10 kết quả.
Việc số lượng địa chỉ cung cấp ebook vi phạm bản quyền tràn ngập trên internet khiến các nhà phát hành ebook chân chính rất khó cạnh tranh.
Theo các nhà xuất bản, hiện nay, Luật quy định rất rõ hình thức xử phạt từ hành chính, dân sự đến hình sự, với từng khung phạt cụ thể trong hoạt động xuất bản giấy và phát hành ebook tại Việt Nam. Nhưng vấn đề là khả năng thực thi, hậu kiểm vẫn chưa đủ lực và chất.
Khi vô tình phát hiện vi phạm của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó, chính họ phải tự thu thập chứng cứ, đưa đơn phản ánh tới cơ quan chức năng xử lý, phân tích mức độ vi phạm bản quyền… Trong khi đó, đối tượng vi phạm bản quyền đã xóa tất cả dữ liệu, không thể minh chứng được thiệt hại nên rất khó bồi thường cho những người nắm giữ bản quyền.
Nếu có thể, các nhà xuất bản, tác giả, hội xuất bản cùng nhau thành lập Trung tâm bảo vệ bản quyền sách để bảo vệ quyền tác giả. Trung tâm này sẽ thay mặt các nhà xuất bản thực hiện quá trình bảo vệ bản quyền, thủ tục khiếu nại đối với đơn vị nước ngoài.
Đồng thời, đại diện các nhà xuất bản nghiên cứu, tập hợp xu hướng xuất bản sách để có những chiến lược, chính sách kinh doanh phù hợp với thực tế.
Quy trình xuất bản điện tử
Quy trình xuất bản điện tử tuân theo một số khía cạnh của quy trình xuất bản trên giấy truyền thống nhưng khác với xuất bản truyền thống theo hai cách: không bao gồm sử dụng máy in để in sản phẩm cuối cùng và không phân phối sản phẩm vật lý như sách giấy, tạp chí giấy, hoặc báo giấy. Các nhà xuất bản sử dụng một phần mềm xuất bản để xuất bản thành tệp EPUB – một tiêu chuẩn mở cho sách điện tử. Ngoài ra, phần mềm xuất bản cũng có thể xuất bản lên các kênh khác như Web hoặc các thiết bị di động.
Người dùng có thể đọc nội dung được xuất bản trực tuyến trên một trang web trực tuyến, trên một ứng dụng trên thiết bị máy tính bảng hoặc một tài liệu PDF được lưu về trên máy tính cá nhân. Một số người dùng trực tiếp tải nội dung kỹ thuật số về thiết bị cho phép họ đọc nội dung ngay cả khi thiết bị của họ không được kết nối với Internet.
Xuất bản điện tử yêu cầu sử dụng loại ngôn ngữ đánh dấu là chính yếu (Ngôn ngữ siêu vi sử dụng trong quá trình biên tập các website, phần mềm) để có thể phân phối nội dung điện tử đến người dùng. Vì vậy, vai trò của người chỉnh sửa và người thiết kế nội dung cũng khác so với phương pháp in ấn và xuất bản truyền thống. Người thiết kế nội dung được xuất bản kỹ thuật số phải có kiến thức vững chắc về ngôn ngữ đánh dấu, sự đa dạng của các thiết bị đọc và máy tính có sẵn và cách người tiêu dùng đọc, xem hoặc truy cập nội dung.
Tuy nhiên, trong những năm của thế kỷ 21, phần mềm thiết kế thân thiện với người dùng mới đã sẵn sàng để các nhà thiết kế xuất bản nội dung theo tiêu chuẩn này mà không cần phải biết các kỹ thuật lập trình chi tiết, chẳng hạn như Bộ xuất bản kỹ thuật số của Adobe Systems và Tác giả iBooks của Apple.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thực trạng vấn đề vi phạm bản quyền xuất bản điện tử“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; giải thể công ty tnhh 2 thành viên; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; giải thể công ty; Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh; quyết định tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Thủ tục mở phòng khám chuyên khoa
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng thửa
- Số hộ chiếu có bị thay đổi khi cấp lại không
Câu hỏi thường gặp
Xuất bản điện tử thương mại
Chức năng của xuất bản điện tử thương mại giống như xuất bản truyền thống. Nội dung xuất bản cần được chấp nhận trên cơ sở chất lượng và thị trường. Quy trình thực hiện tương tự như một nhà xuất bản truyền thống: đánh giá, chỉnh sửa và đọc kiểm trước khi xuất bản, tuy nhiên, nhà xuất bản điện tử thương mại thường nhận được ít hơn mười phần trăm so với hoa hồng của xuất bản truyền thống. Đồng thời, các tác giả sẽ không phải trả phí xuất bản, nhưng nhận tiền bản quyền cho tác phẩm của mình.
Nhà xuất bản điện tử hỗ trợ
Mô hình này xuất hiện với điều kiện tác giả trả tiền trợ cấp để được xuất bản tác phẩm. Nhà xuất bản điện tử hỗ trợ, tương tự như các đối tác in ấn truyền thống, sản xuất và phân phối sách với một mức phí nhất định cho mỗi bản thảo. Các tác giả nhận được tiền bản quyền, thường tương đương với tiền được cung cấp bởi nhà xuất bản điện tử thương mại. Nhiều nhà xuất bản trợ cấp có một loạt các khoản phí bổ sung – chẳng hạn như các khoản phí để định dạng sách nếu tác giả chưa làm, chi phí cho minh họa, thiết kế bìa, chỉnh sửa, đăng ký bản quyền,..
Nhà phân phối xuất bản phẩm điện tử
Một mô hình xuất bản điện tử khác là khi nhà xuất bản chấp nhận bản thảo điện tử đã được định dạng bởi tác giả, và cung cấp cho một cửa hàng sách bất kỳ. Nhà xuất bản này chỉ được gọi là nhà phân phối xuất bản phẩm điện tử, vì không tham gia vào việc chỉnh sửa, thiết kế hoặc sản xuất tài liệu. Đối với mô hình này, tác giả thường có thể đặt giá cho tác phẩm của mình (mặc dù nhà phân phối có thể có mức tối thiểu giới hạn giá), do đó nhà phân phối xuất bản phẩm điện tử sẽ phải trả cho tác giả một tỷ lệ phần trăm tiền bản quyền mà không tính thêm chi phí nào cho việc xuất bản.
Tự xuất bản điện tử
Tự xuất bản điện tử là một quá trình trong đó tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm sản xuất cuốn sách của riêng mình, từ phát triển đến xuất bản và tiếp thị. Trong tự xuất bản, tác giả định dạng văn bản (hoặc sắp xếp cho định dạng) và chịu trách nhiệm lấy mã số và bản quyền đăng ký. Một cuốn sách điện tử tự xuất bản sẽ được đăng hoặc bán thông qua trang web riêng của tác giả thay vì của nhà xuất bản, tức là một tác giả điện tử tự xuất bản thường thực hiện phần lớn tiếp thị qua web của riêng mình.
Ưu điểm
– Truy xuất nhanh chóng và dễ dàng: Có một số lượng lớn các công cụ tìm kiếm có sẵn để truy cập và truy xuất các bài viết thích hợp.
– Cải thiện việc truy cập: Người dùng dễ dàng truy cập thông tin thông qua các công cụ tìm kiếm điện tử với nội dung đa dạng.
– Bình duyệt công khai: cả đọc giả và tác giả đều có quyền đưa ra ý kiến, phản hồi và đánh giá.
– Liên kết siêu văn bản và siêu liên kết: Liên kết với thông tin điện tử khác, nhờ thế các sản phẩm của xuất bản điện tử được phân phối rộng khắp toàn cầu.
– Tích hợp đa phương tiện: Trình bày các kết quả nghiên cứu và các dạng dữ liệu và thông tin khác bằng nhiều dạng như: âm thanh, phim ảnh và mô phỏng
– Bỏ qua quá trình xử lý giấy, lưu trữ giúp tiết kiệm chi phí và giảm nguy cơ thiệt hại và tổn thất cho nhà xuất bản….
Nhược điểm
– Độc giả khi truy cập các ấn phẩm được xuất bản điện tử phải thông qua dịch vụ internet, dễ mắc các lỗi về đường truyền mạng, tốc độ tải cũng như dung lượng quá lớn so với các thiết bị điện tử họ đang sử dụng.
– Ấn phẩm điện tử và bài báo có những trích dẫn không cố định, dễ hỏng, có thể thay đổi URL hoặc biến mất khỏi không gian mạng.
– Chi phí ban đầu cao: đòi hỏi nhà xuất bản phải mất nhiều chi phí để đầu tư cho công nghệ khi bắt đầu hoạt động xuất bản điện tử.
– Khả năng đọc: các tác phẩm điện tử có thể mất một chút thời gian để thấm vào nhãn người đọc chủ yếu do vấn đề hiển thị hình ảnh trang thuận tiện trên màn hình máy tính. Khi tiếp xúc quá lâu với các máy đọc sách điện tử có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe đặc biệt là mắt cho người đọc.
– Sự chậm trễ trong việc phát hành: Trong nhiều trường hợp, khi ấn phẩm được phát hành ở cả dạng in và điện tử, phiên bản điện tử được phát hành sau khoảng cách ba đến bốn tuần….