Chào Luật sư, tôi hiện tại đang thử việc tại một công ty nhưng do vấn đề sức khỏe không thể tiếp tục làm việc và tôi có dự định xin nghỉ vậy tôi có được nhận lương những ngày đi làm không ạ? Luật sư cho tôi hỏi Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Thời gian, cách tính lương thử việc?
Theo Điều 25 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về thời gian thử việc như sau :
Điều 25. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Theo điều 26 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về tiền lương trong thời gian thử việc như sau :
“Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”
Trong thời gian thử việc có được nghỉ ngang không?
Điều 27 Bộ luật lao động năm 2019 – đang có hiệu lực thi hành quy định:
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Theo quy định trên, trong thời gian thử việc, người lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước.
Nội dung này được Bộ luật lao động năm 2019 kế thừa từ khoản 2 Điều 29 Bộ luật lao động 2012. Như vậy, từ ngày 01/01/2021, người lao động nghỉ trong thời gian thử việc sẽ không cần báo trước cho người sử dụng lao động biết.
Cùng với đó, người sử dụng lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động mà không cần báo trước nếu đang trong thời gian thử việc.
Thêm vào đó, với quy định tại Bộ luật lao động năm 2019, người lao động khi tự ý nghỉ trong thời gian thử việc sẽ không phải bồi thường cho người sử dụng lao động. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, người lao động chỉ không phải bồi thường nếu nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Như vậy, theo quy định pháp luật, hiện nay người lao động tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc không cần báo trước cho người sử dụng lao động biết (nghỉ ngang).
Thực tế, lao động thử việc có thể báo trước với đơn vị nơi đang làm để thuận lợi trong việc tổ chức nhân sự, tìm người thay thế cho vị trí mình để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị.
Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không?
Theo Điều 26 Bộ luật lao động thì Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó. Về nguyên tắc trả lương, theo khoản 1 Điều 94 Bộ luật lao động thì Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Khoản 2 Điều 24 Bộ luật lao động quy định:
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
Theo đó, hợp đồng thử việc bao gồm các nội dung:
– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
– Công việc và địa điểm làm việc;
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
Do đó, người sử dụng lao động cần căn cứ vào quy định về trả lương trong thỏa thuận về thử việc trước đó để trả lương đầy đủ theo mức tương ứng với thời gian đã làm tại doanh nghiệp, đơn vị.
Một số đơn vị sử dụng lao động viện vào lý do người lao động nghỉ trước hạn, làm được ít ngày, không đảm bảo số ngày theo thỏa thuận thử việc nên theo đó không trả lương thử việc cho người lao động là không đúng quy định. Bởi lẽ, như chúng tôi đã chia sẻ ở phần trên: Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường. Tức là Bộ luật lao động cho phép mỗi bên bao gồm cả người lao động và người sử dụng lao động được quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc đã giao kết. Việc người lao động nghỉ trước hạn trong thời gian thử việc là thực hiện quyền, không phải là hành vi vi phạm, từ đó không kéo theo trách nhiệm không được trả lương.
Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần viết đơn?
Bộ luật lao động hiện hành không có quy định về việc viết đơn xin nghỉ việc nói chung và đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc nói riêng. Tuy nhiên, quy chế của một số đơn vị sử dụng lao động có quy định cụ thể về việc viết đơn xin nghỉ, từ đó làm căn cứ cho việc chấm dứt quan hệ lao động nói chung và quan hệ thử việc nói riêng với người lao động, làm căn cứ để giải quyết quyền lợi cho người lao động, hạn chế tình trạng tranh chấp. Khi đó hoặc để chấm dứt thử việc một cách rõ ràng, người lao động nên viết đơn xin nghỉ gửi cho đơn vị nơi đang thử việc.
Thử việc không đạt yêu cầu xử lý thế nào?
Khoản 1 Điều 27 Bộ luật lao động quy định:
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Như vậy, thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động có nội dung thử việc hoặc hợp đồng thử việc đã giao kết. Tuy nhiên, người lao động vẫn được trả đủ tiền lương theo đúng thỏa thuận.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân; giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định:
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Như vậy, người sử dụng lao động và người lao động chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc bằng cách ký hợp đồng thử việc hoặc thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 BLLĐ 2019 quy định về kết thúc thời gian thử việc thì:
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, theo quy định này, người lao động nghỉ trong thời gian thử việc không cần báo trước cho người sử dụng lao động và không phải bồi thường.
Mặt khác, người sử dụng lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động mà không cần báo trước nếu đang trong thời gian thử việc.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về thử việc thì:
“2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.”