Hiện nay trên thị trường đanh xuất hiện tràn lan các loại phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc. Nhiều cơ sở kinh doanh đã sử dụng những loại phụ gia thực phẩm này để phục vụ cho việc sản xuất thực phẩm không đúng theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng phụ gia thực phẩm phải tuân theo các quy định ủa pháp luật và phải được kiểm nghiệm chặt chẽ. Vậy ” kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm” là gì và được diễn ra như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết rõ hơn hơn về vấn đề kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm được không ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.
Phụ gia thực phẩm là gì?
Theo Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (Codex Alimentarius Commission – CAC), phụ gia thực phẩm (PGTP) là “một chất, có hay không có giá trị dinh dưỡng, bản thân nó không được tiêu thụ như một thực phẩm hay như một thành phần của thực phẩm, được bổ sung vào thực phẩm nhằm giải quyết mục đích công nghệ trong sản xuất; để chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm hoặc để cải thiện kết cấu, đặc tính kỹ thuật của thực phẩm đó”.
Theo đó, phụ gia thực phẩm có thể có nguồn gốc thiên nhiên, tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học, đôi khi chúng cũng được tạo ra từ các loại vi sinh vật, chẳng hạn như các loại men (enzyme) để tăng thêm tính bổ dưỡng cho thực phẩm.
Ưu điểm của phụ gia thực phẩm
Phụ gia thực phẩm nếu sử dụng đúng chủng loại và liều lượng sẽ có nhiều tác dụng tích cực như:
– Tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng.
– Giúp giữ được chất lượng toàn vẹn của thực phẩm cho tới khi sử dụng.
– Hỗ trợ quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm từ đó làm tăng giá trị thương phẩm trên thị trường.
– Làm tăng giá trị dinh dưỡng; giữ cho thực phẩm an toàn, tươi lâu hơn, tránh nấm mốc, hư hỏng, làm chậm quá trình hư thối, giữ được các chất và vẻ ngoài thơm ngon, hấp dẫn của thực phẩm.
– Duy trì độ đồng nhất của sản phẩm, ngăn ngừa sự phân tách, bù đắp những thiếu hụt trong khẩu phần ăn cũng như sự thất thoát trong quá trình chế biến.
Nhược điểm của chất phụ gia thực phẩm
Mặc khác, nếu phụ gia thực phẩm không được dùng đúng liều lượng và chủng loại, đặc biệt là lạm dụng những phụ gia không cho phép dùng trong thực phẩm sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường. Ở mức độ cấp tính sẽ gây ngộ độc thực phẩm. Nếu dùng liều lượng nhỏ nhưng thường xuyên, liên tục có thể gây ngộ độc mãn tính làm ảnh hưởng tới vị giác, cảm thấy ăn không ngon, giảm cân, tiêu chảy, rụng tóc, suy thận mạn tính, da xanh xao, động kinh, trí tuệ giảm sút… Nặng hơn là có nguy cơ hình thành khối u, là nguyên nhân gây ung thư, đột biến gen hay quái thai ở thai nhi…
Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm
Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm là việc cơ quan kiểm nghiệm thực phẩm tiến hành một hoạt các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với các chất phụ gia sử dụng trong thực phẩm.
Các trường hợp tiến hành kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm
Chất phụ gia là một trong những nội dung tiến hành của hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm, do đó các trường hợp kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm là các trường hợp kiểm nghiệm thực phẩm. Có 02 trường hợp hợp kiểm nghiệm đó là:
– Kiểm nghiệm theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan; việc kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm của tổ chức, cá nhân có thể để phục vụ việc tự công bố sản phẩm hoặc phục vụ cho việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến chất phụ gia.
– Kiểm nghiệm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Việc kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm phải đảm bảo khách quan, chính xác và tuân thủ các quy định về chuyên môn, kỹ thuật.
Những lưu ý khi kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm
Khi tiến hành kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm, cơ quan tiến hành kiểm nghiệm phải thực hiện:
– Xem xét chất phụ gia sử dụng trong thực phẩm có thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng theo Thông tư số 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng chất phụ gia của Bộ Y tế hay không. Nếu chất phụ gia không thuộc danh mục chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép thì chất chất phụ gia đó đã được tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm hay chưa;
– Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm đã đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm quy định tại Điều 30 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm hay chưa;
– Xem xét mức sử dụng phụ gia trong thực phẩm có vượt quá mức độ sử dụng tối đa được quy định cụ thể tại Phụ lục của Thông tư số 24/2019/TT-BYT;
– Xem xét phụ gia có trong thực phẩm do được mang vào từ các nguyên liệu hoặc thành phần để sản xuất thực phẩm đã có chứa phụ gia có phù hợp với quy định của pháp luật không;
– Kiểm tra việc san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và phối trọn phụ gia thực phẩm;
– Dựa vào quy chuẩn quốc gia về các chất phụ gia tương ứng với thực phẩm cần kiểm nghiệm.
– Có 23 chất phụ gia, nhóm chất phụ gia đã được pháp luật Việt Nam xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thực phẩm, đó là: nhóm chất tạo bọt, nhóm chất nhũ hóa, nhóm chất làm dày, nhóm chất làm bóng, enzym, nhóm chế phẩm tinh bột, chất tạo phức kim loại, chất ổn định, chất bảo quản, chất điều vị, chất khí đầy, chất độn, chất xử lý bột, chất điều chỉnh độ acid, phẩm màu, chất làm rắn chắc, chất ngọt tổng hợp, chất chống tạo bọt, chất chống oxy hóa, chất giữ màu, chất chống đông vón, chất tạo xốp và chất làm ẩm.
Đặc biệt đối với nhóm phụ gia là hương liệu, khi tiến hành kiểm nghiệm hương liệu phải chú ý tuân theo những quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 Hướng dẫn sử dụng hương liệu.
Sử dụng phụ gia thực phẩm như thế nào nhằm đảm bảo cho sức khỏe?
Khi sử dụng các chất phụ gia thực phẩm cần chú ý:
– Sử dụng đúng đối tượng thực phẩm và liều lượng không vượt quá giới hạn an toàn cho phép. Hiện nay, tại Việt nam, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm.
– Phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn quy định cho mỗi chất phụ gia.
– Không làm biến đổi bản chất, thuộc tính tự nhiên vốn có của thực phẩm.
– Các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm phải có nhãn đầy đủ các nội dung theo quy định.
Các phụ gia thực phẩm trong danh mục được phép sử dụng
+, Nhóm chất bảo quản: acid bezoic và các muối benzoate, acid sorbic và các muối sorbat, các sulfit (sulfua dioxide, natri metabisulfite, natri sulfit…), BHA, BHT, TBHQ
+, Nhóm chất ngọt tổng hợp: aspartame, saccharin, acesulfam K, cyclamate, sucralose, alitam…
+, Nhóm chất tạo ngọt năng lượng thấp: sorbitol, isomalt, maltitol, erythritol, xylitol, mannitol…
+, Nhóm chất ngọt tự nhiên: steviol glycosides
+, Nhóm phẩm màu tổng hợp: tartrazine, amaranth, sunset yellow, carmoisine, carmine, brilliant blue, fast green, erythrosine, ponceur 4R…
+, Nhóm phẩm màu tự nhiên: curcumin, riboflavin, anthocyanin…
+, Nhóm chất điều chỉnh độ acid: acid formic, acid acetic, acid propionic, acid butyric, acid lactic, acid oxalic, acid citric…
+, Nhóm chất điều vị: mono natri glutamate, inosilate, gualynate…
+, Nhóm chất giữ màu: nitrat, nitrit…
+, Nhóm chất làm dày: xanthan gum, carrageenan, alginate, polyphosphate…
+, Nhóm hương liệu: hương cam, hương chanh, hương socola, hương vani, hương dâu…
Các phụ gia thực phẩm ngoài danh mục:
+, Phẩm màu cấm: Rhodamin B, Auramin O, Sudan…
+, Phẩm màu kiềm
+, Hàn the, formaldehyde…
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; giải thể công ty tnhh 2 thành viên; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; giải thể công ty; Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh; công ty tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Thủ tục mở phòng khám chuyên khoa
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng thửa
- Số hộ chiếu có bị thay đổi khi cấp lại không
Câu hỏi thường gặp
Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm nhằm mục đích đảm bảo phụ gia đó an toàn, nằm trong ngưỡng các chỉ tiêu cho phép và nằm trong danh mục được phép sử dụng. Hiện nay, ngành sản xuất chế biến thực phẩm ngày càng phát triển tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng phong phú phục vụ nhu cầu người tiêu dùng
Tại sao phải kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm?
– Phụ gia tự nhiên và phụ gia tổng hợp đều là các chất hóa học. Do đó, nếu công đoạn tinh chế không tốt, không loại hết được các sản phẩm phụ tạo ra trong quá trình tổng hợp thì rất có thể những sản phẩm phụ này sẽ gây tác động không có lợi cho sức khỏe người sử dụng.
Vì lý do trên, theo quy định của Nhà nước, các phụ gia thực phẩm trước khi đưa ra lưu thông tiêu thụ trên thị trường phải được tiến hành kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm để làm thủ tục công bố tại Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm. Theo đó, các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh phụ gia thực phẩm phải gửi hồ sơ xin công bố chất lượng phụ gia thực phẩm lên Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm để được phê duyệt, nếu phụ gia thực phẩm đảm bảo An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm sẽ được Cục cấp giấy chứng nhận công bố chất lượng phụ gia thực phẩm và được lưu hành tự do trên thị trường.
– Trong thực tế, trên bao bì nhiều loại sản phẩm thường thấy ký hiệu E với cụm chữ số kèm theo (Mì chính, bột ngọt (E621); chất mầu tatrazine, mầu vàng chanh (E102); chất bảo quản sodium benzoate (E211)…), đây là mã số quốc tế để chỉ các chất phụ gia qua quy trình nghiêm ngặt đánh giá sự an toàn được Cộng đồng châu Âu (EC) và Hội đồng Khoa học về Thực phẩm (SCF) đề ra.
Ngoài ra, theo quy định, việc sử dụng và kiểm nghiệm chất lượng phụ gia thực phẩm cũng phải tuân theo tỷ lệ cho phép đồng thời phải đảm bảo yêu cầu không được là nguồn gốc gây ung thư cho người và qua thực nghiệm phải không được gây ung thư cho một loại vật nào đó, với bất kỳ liều lượng nào, vào cơ thể bằng bất cứ con đường nào.
Nhóm chỉ tiêu chất lượng: Độ ẩm, Hàm lượng protein, Hàm lượng chất béo, Màu, Mùi, Vị, Trạng thái, …
Nhóm chỉ tiêu vi sinh: Samollena, E.coli, S.aureus,…
Nhóm chỉ tiêu kim loại: Chì, Cadmi, Thuỷ ngân, Arsen,…