Xin chào Luật sư X. Tôi có ý định thành lập hộ kinh doanh. Tuy nhiên do chưa hiểu biết về các quy định nên tôi muốn luật sư tư vấn cho tôi về số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh ? Mong Luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Kinh doanh hộ gia đình (hộ kinh doanh)
Kinh doanh hộ gia đình là gì?
Theo quy định tại điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình
Thứ nhất, hộ gia đình do một cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình làm chủ. Đối với hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ thì hộ kinh doanh thuộc sở hữu của một chủ là một cá nhân. Cá nhân chủ hộ có quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh. Đối với kinh doanh hộ gia đình do các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên trong hộ gia đình quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình cử một người đại diện để tham gia giao dịch với bên ngoài.
Thứ hai, kinh doanh hộ gia đình có quy mô kinh doanh nhỏ: có một địa điểm kinh doanh, sử dụng không quá 10 lao động. Hộ kinh doanh sử dụng trên 10 lao động thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
Thứ ba, kinh doanh hộ gia đình chịu trách nhiệm vô nhiệm trong hoạt động kinh. Nếu tài sản kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản không đầu tư vào hộ kinh doanh để trả nợ. Thời điểm trả nợ là thời điểm phải thanh toán các khoản nợ đến hạn cho chủ nợ. Nếu hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì tất cả các thành viên phải kiên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của hộ kinh doanh.
Điều kiện thành lập kinh doanh hộ gia đình
Chủ thể thành lập là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ và các hộ gia đình.
Hộ kinh doanh phải kinh doanh những ngành, nghề không bị cấm kinh doanh.
Hộ kinh doanh phải chuẩn bị vốn, tài sản vì hộ kinh doanh được thành lập với nghề nghiệp là kinh doanh nên bắt buộc phải có tài sản ban đầu để tạo dựng cơ sở vật chất cho hộ kinh doanh hoạt động.
Điều kiện về tên riêng của hộ kinh doanh: tên hộ kinh doanh bao gồm 2 yếu tố:
- Loại hình ” Hộ kinh doanh”
- Tên riêng của hộ kinh doanh.
Đăng ký hộ kinh doanh
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký thành lập đến cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ kinh doanh.
Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh để trả lời hộ kinh doanh về việc thành lập hộ kinh doanh.
Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Theo quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh
Căn cứ Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Như vậy, hộ kinh doanh do chủ hộ kinh doanh là cá nhân hoặc hộ gia đình bỏ vốn ra để thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu khi thành lập hộ kinh doanh cá thể. Do đó, việc đăng ký số vốn điều lệ bao nhiêu là tuỳ thuộc vào khả năng và quyết định của chủ hộ kinh doanh.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về thành lập trường mầm non
- Điều kiện để mở trung tâm tin học
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Số vốn tối thiểu để đăng ký hộ kinh doanh”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đơn xin trích lục hồ sơ địa chính … Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Ưu điểm của hộ kinh doanh gia đình là: hế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản; không phải kê khai thuế hàng tháng, được áp dụng chế độ thuế khoán; quy mô gọn nhẹ, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ; thủ tục thành lập khá đơn giản, chỉ cần nộp đủ các giấy tờ sau đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.