Xin chào Luật sư X. Tôi thấy rằng trong pháp luật tố tụng hình sự hay sử dụng thuật ngữ người chứng kiến và người làm chứng. Vậy không biết rằng hai thuật ngữ này có giống nhau hay không? Và mẹ của bị cáo có được là người chứng kiến hay không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Phân biệt người làm chứng và người chứng kiến.
Tiêu chí | Người làm chứng(Điều 66 BLTTHS 2015) | Người chứng kiến(Điều 67 BLTTHS 2015) |
Khái niệm | Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. | Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. |
Đối tượng không được làm người làm chứng/ người chứng kiến | – Người bào chữa của người bị buộc tội; – Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn. | – Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; – Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc; – Người dưới 18 tuổi;- Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan. |
Quyền | – Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 66 BLTTHS 2015; – Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa; – Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng; – Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật. | – Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 67 BLTTHS 2015; – Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa; – Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến; – Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến; – Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật. |
Nghĩa vụ | – Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải; – Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó. | – Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; – Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu; – Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến; – Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;- Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. |
Mẹ của bị cáo có được là người chứng kiến hay không?
Căn cứ Khoản 2a Điều 67 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
– Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
– Những người sau đây không được làm người chứng kiến:
+ Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Căn cứ Điểm e Khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
+ Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.
Như vậy, mẹ của bị cáo không được là người chứng kiến.
Trường hợp nào phải có 2 người chứng kiến?
Theo quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 195 BLTTHS năm 2015, có những trường hợp nhất định bắt buộc phải có hai người chứng kiến, đó là:
– Khi khám xét chỗ ở mà người có chỗ ở bị khám xét, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến. BLTTHS năm 2003 quy định những trường hợp này phải có “02 người láng giếng chứng kiến”. Quy định “người láng giềng chứng kiến” như BLTTHS năm 2003 không hợp lý vì thực tế những người láng giềng rất ngại hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng khi được yêu cầu do quan hệ gần gũi, do ngại va chạm… Bên cạnh đó, đối với những địa phương vùng sâu, vùng xa, việc tìm đủ người láng giềng có đủ năng lực chứng kiến lại càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tố tụng hình sự nhưng vẫn bảo đảm tính khách quan, BLTTHS năm 2015 sửa quy định này, chỉ yêu cầu 02 người chứng kiến và đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn là đủ.
– Khi khám xét nơi làm việc mà không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
– Khi khám xét phương tiện mà chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến. Đây là quy định mới nhằm bảo đảm sự chặt chẽ, khách quan, tránh sự lạm quyền, tùy tiện trong hoạt động tố tụng hình sự. Đối với những trường hợp trên, nếu chỉ có 01 người chứng kiến là vi phạm thủ tục tố tụng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Có thể xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở bất kỳ tỉnh thành nào?
- Mới 19 tuổi thì có thể bảo lĩnh cho bị can trong vụ án hình sự hay không?
- Ở trại giam vợ được gặp chồng trong bao lâu?
- Thi hành án tử hình, thân nhân có được hỗ trợ chi phí mai táng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẹ của bị cáo có được là người chứng kiến hay không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục tặng cho nhà đất, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Câu hỏi thường gặp
Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.
Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Những người sau đây không được làm người chứng kiến:
– Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;
– Người dưới 18 tuổi.
Theo quy định trên đối với người dưới 18 tuổi sẽ không được là người chứng kiến trong vụ án hình sự
Căn cứ theo khoản 2 Điều 201 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về khám nghiệm hiện trường như sau:
“2. Trước khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm hiện trường. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.
Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến; có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.”
Như vậy, khi khám nghiệm hiện trường phải có sự có mặt của người chứng kiến.