Xin chào Luật sư X. Tôi có ý định thu mua nông sản của bà con hàng xóm. Tôi thắc mắc là thu mua nông sản có phải đăng ký kinh doanh không? Mong Luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Kinh doanh nông sản
Nông sản là gì?
Hàng hóa nông sản là khái niệm dùng để chỉ những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua cây trồng. Hay nói đơn giản hơn đó chính là những sản phẩm được những người nông dân sản xuất, chế biến nông sản ra với mục đích thu hoạch và bán ra thị trường.
Nông sản gồm những loại nào?
Hàng nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng, chúng có nguồn gốc từ các hoạt động nông nghiệp.
- Sản phẩm cơ bản, thiết yếu: gạo, lúa mì, sữa, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau củ quả tươi,…
- Sản phẩm phái sinh: bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt,…
- Sản phẩm được chế biến: bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, trái cây sấy khô, thực phẩm đóng hộp,…
Kinh doanh nông sản là gì?
Kinh doanh nông sản là loại hình kinh doanh sản phẩm của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và ngành công nghiệp gia công chế biến lương thực, thực phẩm, chè, đường, rau quả,… Do hàng hóa nông sản có đặc điểm là rất phong phú, rất được chú trọng đến chất lượng, nguồn gốc.
Đặc điểm của kinh doanh nông sản
- Tính thời vụ: Các sản phẩm nông sản đều có tính thời vụ nên cần nắm được quy luật để làm tốt công tác chuẩn bị trước mùa vụ, tập trung triển khai nhanh chóng công tác thu hoạch, tiêu thụ khi đến kỳ thu hoạch.
- Tính phân tán: Hàng nông sản chủ yếu phân tán ở vùng nông thôn, tiêu thụ tập trung ở thành phố và khu công nghiệp. Nên người kinh doanh cần bố trí địa điểm thu mua, phương thức thu mua, chế biến, vận chuyển sao cho phù hợp.
- Tính khu vực: Mỗi khu vực có thế mạnh về sản xuất một hoặc một số mặt hàng nông sản khác nhau.
- Tính tươi sống: Cần đặc biệt lưu ý đến việc phân loại, chế biến, bảo quản, vận chuyển khẩn trương, kịp thời và làm cho phương thức kinh doanh phù kinh doanh phù hợp với đặc điểm của mỗi loại hàng hóa nông sản.
- Tính không ổn định: Sản xuất nông nghiệp có sản lượng thất thường, có khi được mùa, khi mất mùa.
Thu mua nông sản có phải đăng ký kinh doanh
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Theo quy định trên, thu mua nông sản trong nước không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên không phải đăng ký. Và nếu thương lái chỉ thu mua nông sản trực tiếp từ người nông dân, bán lại cho các đại lý hoặc doanh nghiệp khác thì không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Nếu có hoạt động kinh doanh vượt phạm vi trên như có gia công, sơ chế nông sản, đóng bao bì…làm tăng giá trị vốn có của nông sản thì cần phải đăng ký kinh doanh để khai thuế.
Điều kiện đăng ký kinh doanh thu mua nông sản
- Được thành lập hợp pháp theo pháp lý nhà nước
- Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của ngành nông nghiệp, thủy sản, phù hợp với yêu cầu của từng loại. Đồng thời bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với kỹ thuật sản xuất của từng loại giống, từng cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành
- Có nhân viên kỹ thuật đã qua đào tạo kiến thức về nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, bảo vệ thực vật
- Riêng đối với kinh doanh gạo cần có kho chứa, có cơ sở chuyên xay xát
- Với cơ sở kinh doanh giống cây trồng thì cần có nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm giống cây trồng
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp: Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Thủ tục xin giấy chứng nhận kinh doanh thu mua nông sản
Hồ sơ đăng ký kinh doanh thu mua nông sản
Hồ sơ đăng ký kinh doanh thu mua nông sản gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận
- Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của chủ cơ sở kinh doanh hoặc người đứng đầu công ty
- Nếu thành lập công ty thì cần có thêm
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên công ty, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, danh sách người đại diện theo ủy quyền
- Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư kèm theo chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu của người đại diện
Thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Hồ sơ đăng ký kinh doanh nông sản được nộp tại tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp nếu thành lập công ty). Hoặc nộp phòng kinh tế/ kế hoạch tài chính thuộc ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nếu thành lập hộ kinh doanh.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy chứng nhận trong thời hạn từ 3 đến 5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu không hợp lệ thì gửi văn bản thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về thành lập trường mầm non
- Điều kiện để mở trung tâm tin học
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Thu mua nông sản có phải đăng ký kinh doanh“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, mẫu trích lục bản án ly hôn… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Nếu lựa chọn thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ không bị giới hạn về quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh. Ngược lại với doanh nghiệp, nếu thành lập hộ kinh doanh cá thể thì việc kinh doanh phải chọn địa điểm cố định tại nơi đăng ký hộ khẩu, nơi tạm trú. Nếu kinh doanh ngoài địa điểm thì phải báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý kinh doanh,…
Theo quy định khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, nếu cơ sở kinh doanh thu mua nông sản với quy mô nhỏ lẻ hoặc không có giấy đăng ký kinh doanh thực phẩm thì không phải xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.