Xin chào Luật sư X, xoa bóp bấm huyệt tôi có thể mở theo loại hình kinh doanh gì? Tôi muốn mở xoa bóp bấm huyệt để kinh doanh thì phải làm các thủ tục xin giấy phép như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, ngoài việc đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất phải sạch sẽ, đầy đủ dụng cụ chuyên nghiệp thì những người làm nghề xoa bóp bấm huyệt cũng phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, phải có bằng cấp chứng chỉ có thể hành nghề. Vậy thủ tục xin giấy phép xoa bóp bấm huyệt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 109/2016/NĐ-CP
Loại hình kinh doanh xoa bóp bấm huyệt
Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu, sử dụng từ 10-15 lao động thì có thể đăng ký theo một trong hai loại hình sau:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. (Với loại hình này, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty).
– Doanh nghiệp tư nhân. (Với loại hình này, chủ sở hữu phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp).
(Trường hợp Quý Trung tâm đề cập không đăng ký Hộ kinh doanh được vì loại hình này chỉ áp dụng cho trường hợp sử dụng dưới 10 lao động và chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm).
Điều kiện kinh doanh xoa bóp bấm huyệt
- Phải có bác sỹ phụ trách hành nghề dịch vụ Xoa bóp. Bác sỹ phụ trách phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+Bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng
+Bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền. bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên ngành vật lý trị liệu – phục hồi chức năng tại các trường được Bộ Y tế chỉ định
+Nếu là cán bộ đương chức thì được phép làm ngoài giờ bằng văn bản lãnh đạo cơ quan
+ Có đủ sức khỏe để làm việc ( giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp quận, huyện trở lên).
+Chỉ được đăng ký hành nghề tại một cơ sở và chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật . Nghiêm cấm việc cho thuê, mượn bằng, chứng chỉ đào tạo.
+Hợp đồng lao động giữa Bác sỹ và chủ cơ sở kinh doanh. - Phải có nhân viên kỹ thuật Xoa bóp:
Nhân viên kỹ thuật phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+Có chứng chỉ được đào tạo chuyên môn kỹ thuật về xoa bóp do một trong các trường được Bộ Y tế chỉ định theo danh sách quy định tại Phụ lục 1) cấp.
+Nhân viên kỹ thuật Xoa bóp phải làm theo đúng quy trình kỹ thuật đã được học . Sau 3 năm, bác sỹ phụ trách phải kiểm tra lại tay nghề đối với nhân viên kỹ thuật Xoa bóp, nếu đạt tiêu chuẩn thì được tiếp tục hành nghề Xoa bóp, nếu không đạt tiêu chuẩn thì phải đến các cơ sở đào tạo được Bộ y tế chỉ định để được đào tạo lại.
+Khi nhận vào làm việc, phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp quận, huyện cấp. Trong quá trình làm việc phải khám sức khỏe định kỳ từ 3 đến 6 tháng 1 lần tại các cơ sở khám chữa bệnh từ cấp quận, huyện trở lên. Những người mắc bệnh tâm thần, viêm gan B, HIV/AIDS, bệnh da liễu, bệnh lao phổi và các bệnh truyền nhiễm khác đang trong thời kỳ phải điều trị không được hành nghề
+Hợp đồng lao động với các chủ cơ sở kinh doanh có sự đồng ý về chuyên môn của bác sỹ phụ trách.
Xin giấy phép xoa bóp bấm huyệt như thế nào?
Để đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Điều lệ công ty.
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty.
Văn bản ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho người khác đại diện đăng ký doanh nghiệp).
Lưu ý:
* Cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage) cần đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cụ thể như sau:
“Điều 38. Điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage)
1. Cơ sở vật chất:
a) Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình.
b) Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Mỗi phòng xoa bóp có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sỹ hoặc nơi đón tiếp khách hàng;
– Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ to, dễ đọc dán hoặc treo trên tường phòng xoa bóp in trên khổ giấy A1.
c) Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng.
2. Thiết bị:
a) Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh;
b) Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác sỹ;
c) Có đủ thuốc cấp cứu thông thường.
3. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sỹ hoặc y sỹ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền;
b) Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3 cm x 4 cm.
4. Cơ sở dịch vụ xoa bóp không thuộc loại hình phải cấp giấy phép hoạt động nhưng trong thời hạn 10 ngày, trước khi hoạt động phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý. Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này”.
* Theo quy định tại Quyết định số 2623/QĐ-BYT ngày 20/6/2017 của Bộ Y tế (số thứ tự 21 của Phụ lục I) thì cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage) thuộc danh mục “Công bố đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage)” do Sở Y tế cấp tỉnh, thành phố thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
- Không có giấy phép bán lẻ thuốc lá thì có bị xử phạt?
- Quy định về kinh doanh thuốc lá gồm những gì?
- Mẫu đơn xin cấp phép hành nghề dịch vụ xoa bóp mới 2022
- Tính pháp lý trong kinh doanh massage là gì?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Xin giấy phép xoa bóp bấm huyệt như thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: đăng ký bảo hộ logo công ty, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nếu như bạn mở dịch vụ xoa bóp, bấm huyệt tại nhà mà đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì bạn sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu như mở dịch vụ xoa bóp, bấm huyệt tại nhà mà vi phạm một trong các quy định trên thì sẽ bị phạt hành chính.
Có giường châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.
Có đủ dụng cụ châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt.
Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vượng châm.
Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở xin cấp GPHĐ. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.