Chào Luật sư. Tôi là thương nhân người Canada muốn mở văn phòng đại diện tại Việt Nam cho Công ty tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa rõ lắm về thủ tục. Hiện tại, tôi có cần đăng ký con dấu của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài không? Nếu có, cách đăng ký như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư! Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 99/2016/NĐ-CP
- Nghị định 95/2015/NĐ-CP
- Thông tư 11/2016/TT-BCT
Nội dung tư vấn
Có cần thiết thành lập văn phòng đại diện?
Văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài được thành lập tại Việt Nam do Sở công thương tỉnh/thành phố nơi văn phòng đại diện đăng ký trụ sở chính cấp.
Văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài là đơn vị phụ thuộc và không có chức năng kinh doanh ngoài thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà Văn phòng đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Hàng năm, văn phòng đại diện gửi báo cáo hoạt động theo mẫu tới cơ quan quản lý trực tiếp là Sở công thương.
Văn phòng đại diện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Văn phòng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, việc thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là cần thiết.
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam
Thương nhân nước ngoài chỉ được cấp Giấy chứng nhận hoạt động của Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:
- Công ty nước ngoài đã được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia nước này công nhận;
- Công ty nước ngoài đã hoạt động tại nước sở tại ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn giấy phép đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ tại Việt Nam;
- Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện: tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại tại Việt Nam. Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Thương nhân chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc thành lập văn phòng đại diện
Thông tin và tài liệu cho việc thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài chi tiết như chúng tôi đã trình bày ở trên
Bước 2: Soạn thảo và hộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện tới sở công thương
Thương nhân nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến Sở Công Thương tại địa phương nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở. Hồ sơ có thể được gửi trực tiếp; qua đường bưu điện, công văn hành chính; mạng điện tử.
Bước 3: Sở công thương thẩm định hồ sơ thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và gửi bản sao Giấy phép tới Bộ Công thương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cơ quan Thuế; Cơ quan Thống kê, Cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Công thương phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Sau khi hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện cho thương nhân đăng ký
Bước 5: Nộp thông báo hoạt động văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Sau khi được cấp Giấy phép thành lập, Văn phòng đại diện phải thực hiện thủ tục thông báo hoạt động theo quy định tại Thông tư 1/2016/TT-BCT. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm.
Con dấu của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài
Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định như sau:
“c) Tổ chức kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu.”
Như vậy, trong trường hợp của chị, pháp luật không hạn chế việc văn phòng đại diện có thêm con dấu mới. Tuy nhiên phải đảm bảo các nguyên tắc chung tại Điều 4 Nghị định 99/2016/NĐ-CP.
Theo quy định, con dấu của văn phòng đại diện là không bắt buộc và thường là con dấu thông tin hiển thị tên, địa chỉ và số điện thoại văn phòng đại diện để phục vụ một số hoạt động quảng bá.
Nội dung của mẫu dấu theo Điều 13 Nghị định 95/2015/NĐ-CP phải có tên văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020. Và có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác phù hợp với mục đích sử dụng trừ trường hợp quy định tại Điều 14 về những ngôn ngữ, hình ảnh không được phép sử dụng trong mẫu dấu. văn phòng đại diện được phép đăng ký và sử dụng con dấu cho hoạt động của văn phòng đại diện. Tuy nhiên, không được phép sử dụng con dấu này để dập lên hợp đồng kinh doanh mua bán. Bởi văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh. Khi được công ty mẹ ủy quyền ký kết hợp đồng văn phòng đại diện sử dụng con dấu của công ty mẹ để thực hiện mà không được sử dụng con dấu riêng. Nếu văn phòng đại diện cố tình sử dụng, hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực và không được chấp nhận khi có tranh chấp pháp lý xảy ra.
Mời bạn đọc xem thêm
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh
- Dịch vụ xin xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận độc thân
- Dịch vụ chuyển đổi hộ kinh doanh sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Con dấu của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Luật sư X chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề: thành lập công ty; trích lục khai tử online; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giải thể công ty;… Nếu quý độc giả có nhu cầu cần tư vấn giải quyết vấn đề pháp lý, xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền; nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện; Chi nhánh của mình tại Việt Nam.
Theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan cấp Giấy phép cấp,hoặc không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài.
Trường hợp không cấp phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
Pháp luật không hạn chế việc văn phòng đại diện có thêm con dấu mới. Do đó, văn phòng đại diện có thể có nhiều con dấu nếu đăng ký theo quy định.