Hiện nay để đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của thị trường, các hoạt động chăn nuôi ngày càng phát triển. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi cũng thuộc một trong những nhóm ngành gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất. Vậy nên việc đặt ra các quy định nhằm bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là rất cần thiết. Trong đó có quy định về việc cần phải có cam kết bảo vệ môi trường ( hay còn gọi là kế hoạch bảo vệ môi trường) khi muốn chăn nuôi số lượng lớn. Vậy ” mẫu cam kết bảo vệ môi trường trong chăn nuôi” như thế nào?. hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Câu hỏi; chào luật sư, luật sư có thể cung cấp cho tôi mẫu cam kết bảo vệ môi trường trong chăn nuôi được không ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cam kết bảo vệ môi trường (Kế hoạch bảo vệ môi trường) là gì?
Kế hoạch bảo vệ môi trường là một thuật ngữ pháp lý mới xuất hiện để thay thế cho Cam kết bảo vệ môi trường. Theo đó, khi tiến hành các dự án nói chung thì các chủ đầu tư nếu không thuộc trường hợp không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải thực hiện đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường. Đây sẽ được xem như một văn bản cam kết của doanh nghiệp, các nhà sản xuất với cơ quan quản lý môi trường về dự báo các tác động đến môi trường của dự án, hoạt động chăn nuôi sản xuất trong giai đoạn thực hiện và hoạt động.
Chăn nuôi là ngành nghề từ lâu đời của dân ta. Hiện nay, ngành chăn nuôi đã phát triển mạnh hơn với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, mang lại nguồn thu nhập lớn.
Đi cùng với lợi nhuận mà ngành này mang lại là những tác động tiêu cực đến môi trường qua các chất thải, rửa chuồng trại hay thức ăn thừa.
Để đảm bảo trong quá trình hoạt động, các trang trại chăn nuôi phải có hồ sơ môi trường đầy đủ, trong đó có cam kết bảo vệ môi trường.
Hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường là giấy tờ môi trường cần phải nộp lên cơ quan trực thuộc và có được giấy phê duyệt trước khi khởi công xây dựng trang trại chăn nuôi.
Mẫu cam kết bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Mời bạn xem và tải mẫu cam kết bảo vệ môi trường trong chăn nuôi tại đây:
Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Khảo sát, thu thập số liệu quy mô, hiện trạng môi trường xung quanh cũng như điều kiện tự nhiên-xã hội có liên quan đến dự án
Xác định được các nguồn gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, tiếng ồn, chất thải rắn trong quá trình hoạt động.
Đánh giá, phân tích mức độ ảnh hưởng của các tác nhân gây ô nhiễm đến nguồn tài nguyên môi trường.
Liệt kê và xây dựng các biện pháp khắc phục, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường.
Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.
Thẩm định và Quyết đinh phê duyệt kế hoạch.
Tại sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trong chăn nuôi?
Với việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, ngành chăn nuôi được xem là một ngành thiết yếu và cũng là một trong những ngành đóng góp rất lớn trong việc phát triển nền kinh tế – xã hội của nước ta. Nhưng song song với đó thì ngành chăn nuôi cũng thuộc một trong những nhóm ngành gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất. Và việc lập hồ sơ nhằm mục đích:
- Các cơ quan môi trường có thể đánh giá lượng chất thải trong chăn nuôi
- Dự báo được những chất có thể gây nguy hại cho môi trường và đề ra các giải pháp xử lý kịp thời.
Nhưng hiện nay việc lập hồ sơ gặp rất nhiều thách thức khi mà có những hình thức tự phát theo hộ gia đình hoặc các cơ sở chăn nuôi có quy mô nhỏ chưa tuân thủ theo các quy định bảo vệ môi trường. Vì vậy, Nhà nước ngày càng quan tâm nhiều hơn, có những quy định chặt chẽ hơn với ngành chăn nuôi để đảm bảo mức độ rủi ro cho môi trường được giảm thiểu ở mức thấp nhất.
Các hồ sơ cần phải có của 1 cơ sở chăn nuôi
Cam kết bảo vệ môi trường trong chăn nuôi là hồ sơ cần có đầu tiên trước khi đi vào hoạt động
– Kế hoạch bảo vệ môi trường
– Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
– Giấy phép khai thác nước ngầm và báo cáo tình hình khai thác nước ngầm (nếu bạn có sử dụng nước ngầm)
– Giấy phép xả thải
– Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Ngoài ra, với loại hình chăn nuôi này sẽ phát sinh ra nhiều chất thải bạn cần có hệ thống xử lý nước thải nhằm hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh nữa nhé.
Theo nghị định 18/2015/NĐ-CP có quy định về tên gọi về hồ sơ này chuyển từ cam kết thành kế hoạch bảo vệ môi trường.
Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường
– Địa điểm thực hiện: Khảo sát và đánh giá hiện trạng thực tại môi trường xung quanh có liên quan đến ngành chăn nuôi.
– Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh như thế nào.
– Các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu sử dụng trong hoạt động chăn nuôi.
– Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường.
– Đưa ra các biện pháp xử lý chất thải như nước thải, khí thải cùng các phương pháp thu gom và xử lý các loại chất rắn từ các hoạt động chăn nuôi và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
– Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu cam kết bảo vệ môi trường trong chăn nuôi”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh ; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vợ ủy quyền cho chồng bán đất được không?
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng thửa
- Số hộ chiếu có bị thay đổi khi cấp lại không
Câu hỏi thường gặp
– Hồ sơ CKBVMT giúp chúng ta hiểu được những vấn để ảnh hưởng của dự án đối với môi trường bằng những phân tích, đánh giá, dự báo của mình. Qua đó đề ra những biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường.
– Là sơ sở pháp lý để chủ đầu tư thực hiện những cam kết, giảm giảm thiểu, hạn chế ảnh hưởng xấu đến với môi trường. Trong giai đoạn tiến hành dự án cũng như trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động.
– Liệt kê tất cả những yếu tố giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các nguồn phát sinh ô nhiễm của dự án như: nước thải, khí thải, chất thải rắn…
– Nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả kết quả của UBND cấp huyện
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
-Tại địa điểm của dự án, tiến hành khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án khi dự án hoạt động. Khảo sát quy mô dự án, các điều kiện kinh tế – xã hội – xã hội liên quan đến dự án.
– Xác định các nguồn gây ô nhiễm phát sinh từ dự án như nguồn nước thải, nguồn khí thải ô nhiễm, các chất rắn thải phát sinh, tiếng ồn,… và một số vấn đề khác có thể phát sinh trong quá trình dự án hoạt động của dự án.
– Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm phát sinh từ dự án có ảnh hưởng như thế nào đến các yếu tố tài nguyên môi trường để đưa ra giải pháp phù hợp để khắc phục.
– Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục bảo vệ môi trường mà dự án đã thực hiện.
– Dựa vào việc quan trắc môi trường, đánh giá chất lượng môi trường để đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, các phương án thu gom xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại của dự án.
– Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
– Soạn thảo kế hoạch bảo vệ môi trường và hồ sơ, gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.