Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Theo quy định hiện hành có một số trường hợp được hoàn thuế GTGT, bên cạnh đó cũng có một số trường hợp thuế GTGT không được hoàn. Vậy xử lý thuế GTGT không được hoàn được quy định như thế nào? Hãy theo dõi bài viết của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 130/2016/TT-BTC
- Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- Thông tư 25/2018/TT-BTC
Trường hợp nào thì được hoàn thuế giá trị gia tăng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (Điều này được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013) quy định về những trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng cụ thể như sau:
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc ít nhất sau bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý.
3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
4. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hoá mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.
5. Việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo được quy định như sau:
- Chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hoá, dịch vụ mua tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình, dự án;
- Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.
6. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
7. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Các trường hợp thuế GTGT không được hoàn
1. Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC, các cơ sở kinh doanh trong trường hợp này bao gồm:
Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
Các hồ sơ đề nghị hoàn thuế dự án đầu tư nộp từ ngày 01/7/2016 của cơ sở kinh doanh nhưng tính đến ngày nộp hồ sơ không góp đủ số vốn điều lệ như đăng ký theo quy định của pháp luật thì không được hoàn thuế.
Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư.
Cụ thể của trường hợp này bao gồm:
- Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng cơ sở kinh doanh chưa được cấp giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
- Chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
- Chưa có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
- Chưa đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
Cụ thể của trường hợp này bao gồm:
- Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh bị thu hồi giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
- Bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
- Bị thu hồi văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
- Trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh không đáp ứng được điều kiện để thực hiện đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư thì thời điểm không hoàn thuế giá trị gia tăng được tính từ thời điểm cơ sở kinh doanh bị thu hồi một trong các loại giấy tờ nêu trên hoặc từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện cơ sở kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện về đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.
Việc xác định tài nguyên, khoáng sản; trị giá tài nguyên, khoáng sản và thời điểm xác định trị giá tài nguyên, khoáng sản và chi phí năng lượng thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 23 Điều 4 Thông tư này.
Trường hợp khác
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC, cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp:
- Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
- Hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
Mời bạn xem thêm:
- Bảo hiểm sức khỏe có chịu thuế GTGT không?
- Hướng dẫn cách xuất hóa đơn giảm thuế GTGT năm 2022
- Xăng dầu có được giảm thuế GTGT không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Xử lý thuế GTGT không được hoàn. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về thuế và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như đăng ký bảo hộ logo, mẫu trích lục bản án ly hôn, tạm ngừng doanh nghiệp, làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, xin giải thể công ty, giấy phép sàn thương mại điện tử… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: https://www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:
“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Như vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
Có thể thấy thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng mang lại vai trò, lợi ích to lớn cho sự phát triển của kinh tế- xã hội và là nguồn thu ngân sách nhà nước chủ yếu hiện nay.
Một là, thuế giá trị gia tăng tạo ra nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước;
Hai là, thuế giá trị gia tăng giúp cho tổ chức và các cơ quan chức năng dễ dàng hơn trong việc quản lý các loại thuế trực thu, bởi vì không mất nhiều thời gian đánh giá, phân tích tính hợp lý của thuế;
Ba là, với hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam bị đánh thuế giá trị gia tăng tương đối cao, góp phần bảo hộ và thúc đẩy việc sản xuất trong nước cũng như kinh doanh hàng nội địa;
Bốn là, thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu nên việc người tiêu dùng không trực tiếp nộp thuế mà thông qua phương thức thanh toán hàng hóa, dịch vụ sẽ tránh được thất thu tiền thuế nhưng vẫn đảm bảo được sự tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính;
Năm là, trong kế toán việc xuất hóa đơn, chứng từ liên quan đến thuế giá trị gia tăng làm nâng cao công tác hạch toán, rõ ràng trong mua bán giữa các bên;
Sáu là, việc đánh thuế giá trị gia tăng có tác dụng lớn trong vấn đề điều tiết thu nhập của cá nhân, tổ chức khi mua sắm, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng;
Bảy là, những mặt hàng đánh thuế giá trị giá tăng với mức thuế suất thấp tạo đòn bẩy để nhà sản xuất tăng năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa. Qua đó kích cầu mua sắm, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Bản chất là thuế gián thu nên việc chịu thuế thể hiện thông qua việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng. Người mua không trả thuế trực tiếp như thuế thu nhập cá nhân mà bằng thanh toán hàng hóa, dịch vụ cho người bán và người bán có trách nhiệm nộp thuế vào ngân sách nhà nước.