Chào Luật sư, tôi và vợ mới đi đăng ký kết hôn những do CMND của tôi hiện nay đã bị mất và phải làm lại nên luật sư có thể cho tôi biết Thay đổi số CMND trên đăng ký kết hôn có bắt buộc không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin Thay đổi số CMND trên đăng ký kết hôn có bắt buộc không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Kết hôn là gì?
Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thi kết hôn được định nghĩa như sau:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Như vậy, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định khá cụ thể về kết hôn là việc một người nam và một người nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trên nguyên tắc tự nguyện và không có sự ràng buộc, ép buộc nào theo quy định của luật này thì sẽ đáp ứng được các điều kiện để đăng ký kết hôn.
Điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật
Việc kết hôn cũng phải tuân theo các điều kiện của pháp luật quy định. Pháp luật về vấn đề này là Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 tại Điều 8 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Giấy đăng ký kết hôn có thông tin số CMND không?
Giấy chứng nhận kết hôn hay còn gọi là đăng ký kết hôn là văn bản do cơ quna có thẩm quyền (Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã, cấp huyện…) cấp cho hai bên nam, nữ khi hai người này làm thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng quy định.
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được ban hành kèm theo Phụ lục số 01 danh mục giấy tờ hộ tịch do Bộ Tư pháp in, phát hành kèm theo Thông tư số 04/2020/TT-BTP.
Mẫu Giấy chứng nhận kết hôn ban hành kèm Thông tư 04
Theo đó, mẫu Giấy chứng nhận kết hôn gồm các nội dung:
– Họ, chữ đệm, tên của vợ, chồng;
– Các thông tin cơ bản của vợ chồng gồm: Ngày tháng năm sinh; dân tộc, quốc tịch, nơi cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú); giấy tờ tuỳ thân;
– Nơi đăng ký kết hôn; ngày tháng năm đăng ký kết hôn;
– Chữ ký của vợ, chồng và của người đại diện của cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kết hôn kèm dấu.
Như vậy, trên đăng ký kết hôn có thông tin về giấy tờ tuỳ thân của vợ chồng. Tuy nhiên, hiện không có bất kỳ văn bản nào quy định cụ thể giấy tờ tuỳ thân gồm những loại nào nhưng một số văn bản có thể hiện loại giấy tờ nào là giấy tờ tuỳ thân như:
– Chứng minh nhân dân: Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định CMND gồm những đặc điểm riêng biệt của cá nhân như họ tên khai sinh, giới tính, nguyên quán…
– Căn cước công dân: Khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân khẳng định Căn cước công dân là giấy tờ tuỳ thân của của công dân.
– Hộ chiếu (khoản 3 Điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam): Hộ chiếu là giấy tờ để chứng minh quốc tịch, nhân thân của công dân Việt Nam…
Do đó, có thể thấy, thông tin về giấy tờ nhân thân trong đăng ký kết hôn có thể là số CMND hoặc số CCCD hoặc bất kỳ giấy tờ tuỳ thân nào khác mà không bắt buộc chỉ có thể là số Chứng minh nhân dân.
Thay đổi số CMND trên đăng ký kết hôn có bắt buộc không?
Để thay đổi thông tin trên đăng ký kết hôn, theo quy định tại Luật Hộ tịch, công dân phải thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch hoặc thay đổi hộ tịch.
Trong đó, Luật Hộ tịch giải thích các thuật ngữ trên như sau:
Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
(căn cứ khoản 10 Điều 4 Luật Hộ tịch)
Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch.
(căn cứ khoản 12 Điều 4 Luật Hộ tịch)
Đồng thời, theo Điều 26 Luật Hộ tịch năm 2014, phạm vi thay đổi hộ tịch gồm thay đổi họ, chữ đệm, tên trong nội dung khai sinh đã đăng ký, thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh sau khi được nhận làm con nuôi; cải chính hộ tịch khi xác định được sai sót trong đăng ký do người đăng ký hoặc cơ quan đăng ký (khoản 1, khoản 2 Điều 17 Thông tư 04/2020/TT-BTP).
Như vậy, căn cứ các quy định trên, có thể thấy, thay đổi thông tin về số CMND thành CCCD không thuộc trường hợp phải thay đổi hoặc cải chính hộ tịch.
Ngoài ra, hiện nay, khi quét con chip của CCCD gắn chip, công dân có thể được số CMND cũ, thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính cũng như địa chỉ thường trú của công dân.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thay đổi số CMND trên đăng ký kết hôn có bắt buộc không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, giấy phép flycam, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, tra cứu thông tin quy hoạch, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, max số thuế cá nhân, thành lập công ty giá rẻ, hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội, công chứng ủy quyền tại nhà… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
Câu hỏi thường gặp
Nếu cả hai bên nam nữ là người Việt Nam cư trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi cư trú của một trong hai bên có thẩm quyền đăng ký kết hôn.
Điều 58 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau: – Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn
Trong phạm vi 3 đời (Ông bà – cô, dì, chú, bác,… là anh chị em ruột của bố, mẹ – anh, chị, em họ) không thể kết hôn. Quy định này phù hợp cả về mặt đạo đức và y học