Cuộc sống hiện đại với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ hiện đại khiến cuộc sống trở nên thuận tiện hơn qua các giao dịch điện tử, hóa đơn điện tử cũng vì thế mà ra đời cùng với sự phát triển của thương mại điện tử. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử 2022” qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử
Thông tư 78 và Nghị định 123 mới đã có những điều chỉnh về quy định hóa đơn, chứng từ. Từ tháng 11/2021, 6 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Định, Phú Thọ, Hải Phòng đã dần chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử; sau đó sẽ áp dụng bắt buộc trên toàn quốc từ ngày 01/07/2022.
Điều kiện để sử dụng hóa đơn điện tử
Có thể nói hóa đơn điện tử là một trong những công cụ chuyển đổi số đầu tiên doanh nghiệp cần triển khai khi thành lập doanh nghiệp.
Để việc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được thuận lợi và nhanh chóng, doanh nghiệp cần chuẩn bị:
1. | Đăng ký và sử dụng phần mềm chữ ký số đúng theo quy định pháp luật. Tại thời điểm lập hồ sơ phát hành hóa đơn điện tử, chữ ký số phải còn hiệu lực ký. |
2. | Có thiết bị để truy cập mạng internet, đường truyền tải đủ khả năng thực hiện các nghiệp vụ như kê khai, phát hành và lưu trữ hóa đơn điện tử. |
3. | Xây dựng cơ sở dữ liệu đủ lớn để lưu trữ hóa đơn điện điện tử trong vòng 10 năm theo quy định hoặc lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử đủ uy tín và có hệ thống lưu trữ trực tuyến quy mô, được chứng nhận về an toàn, bảo mật. |
4. | Yêu cầu nhân sự tìm hiểu để sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp khi chọn nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử thì nên chọn đơn vị có dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 để có vấn đề gì sẽ được hỗ trợ kịp thời. |
5. | Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều Cơ quan thuế không yêu cầu doanh nghiệp mới thành lập bắt buộc có các phần mềm trên trước khi đăng ký hóa đơn điện tử. Vì vậy, doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của CQT quản lý trước khi chuẩn bị. |
Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử 2022
Các doanh nghiệp đang kinh doanh chưa sử dụng hóa đơn điện tử, sau khi nhận được thông báo từ cơ quan thuế yêu cầu chuyển đổi hóa đơn điện tử thì cần phải đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc hệ thống hóa đơn điện tử của thuế nhà nước. Doanh nghiệp đăng ký hóa đơn điện tử phải tuân thủ theo hướng dẫn trong Thông tư 78/2021/TT-BTC và Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
3 bước để phát hành hóa đơn điện tử:
– Bước 1: Lập tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử gửi Tổng cục Thuế
– Bước 2: Tổng cục Thuế gửi thông báo tiếp nhận đăng ký
– Bước 3: Thông báo chấp nhận cấp đăng ký hoặc từ chối từ Tổng cục Thuế.
Trong trường hợp doanh nghiệp không được chấp nhận phát hành hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần bổ sung nội dung theo yêu cầu của cơ quan thuế và thực hiện lại từ Bước 1.
Kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ , cá nhân kinh doanh phải tiêu hủy hóa đơn giấy đã phát hành như chưa sử dụng và ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành trước đó theo quy định cũ (nếu có). Thủ tục hủy hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định 123.
Theo quy định mới của Thông tư 78/2021/TT-BTC, doanh nghiệp không cần phải làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn điện tử, mẫu hóa đơn và số lượng hóa đơn với cơ quan thuế như trước nữa.
Khi đăng ký phát hành hóa đơn điện tử thành công, doanh nghiệp có thể tra cứu hóa đơn điện tử bán ra/ mua vào của mình trên cổng thông tin hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế.
Mẫu tờ khai đăng ký hóa đơn điện tử
Nội dung thông tin đăng ký hóa đơn điện tử, doanh nghiệp điền vào mẫu tờ khai số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Mục A: Nếu doanh nghiệp đăng ký hóa đơn điện tử lần đầu, tích chọn Đăng ký mới, nếu doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định cũ và muốn chuyển đổi hay sửa đổi, bổ sung thông tin mới thì chọn Thay đổi thông tin.
Mục B: Điền đầy đủ các thông tin bao gồm: tên người nộp thuế, mã số thuế, cơ quan thuế quản lý, người liên hệ, địa chỉ liên hệ, điện thoại liên hệ, thư liên hệ. Phần Email cần điền chính xác Email của doanh nghiệp đang sử dụng để cơ quan thuế gửi thông báo kết quả đăng ký.
Mục 1: Hình thức hóa đơn: Doanh nghiệp căn cứ vào Điều 91 Luật quản lý Thuế và hình thức kinh doanh của mình để chọn hình thức hóa đơn điện tử có mã hoặc không mã hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế. Để xác định doanh nghiệp của bạn thuộc đối tượng nào, xem tại đây.
Mục 2: Hình thức gửi dữ liệu hóa đơn điện tử:
a – Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ thì tích chọn đối tượng tương ứng.
b – Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không mã của cơ quan thuế: Doanh nghiệp tích chọn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử trực tiếp đến cơ quan thuế nếu doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng số lượng lớn hóa đơn, có hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu về định dạng dữ liệu chuẩn tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, có nhu cầu gửi trực tiếp dữ liệu đến cơ quan thuế.
Hoặc doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có mô hình công ty mẹ – công ty con và xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu tập trung tại công ty mẹ. Toàn bộ dữ liệu hóa đơn điện tử của các công ty con được chuyển đến công ty mẹ và chuyển đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế.
Tích chọn Thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử: các trường hợp còn lại, là các doanh nghiệp đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử do các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cung cấp như Misa, BKAV, M-Invoice, New-Invoice…
Mục 3: Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử:
– Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn: các doanh nghiệp còn lại và doanh nghiệp sử dụng hóa đơn có mã. (hầu hết doanh nghiệp ở trường hợp này).
– Chuyển theo bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử: Áp dụng với các doanh nghiệp sau chuyển dữ liệu cùng kỳ kê khai tháng/ quý thuộc các ngành: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, chứng khoán, điện, nước sạch.
Mục 4: Loại hóa đơn áp dụng: Doanh nghiệp chọn các loại hóa đơn sử dụng tương ứng
Mục 5: Danh sách chứng thư số sử dụng: doanh nghiệp đăng ký thông tin các chữ ký số sử dụng khi xuất hóa đơn.
Mục 6: Đăng ký ủy nhiệm lập hóa đơn: Tích chọn khi doanh nghiệp ủy nhiệm cho đơn vị khác lập hóa đơn, không thì bỏ trống.
Mục C: Thông tin chữ ký số ký trên bản đăng ký của doanh nghiệp.
Thời gian phản hồi của cơ quan Thuế
Sau khi gửi thông tin đăng ký phát hành hóa đơn điện tử lên cơ quan thuế, trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông báo qua Email của doanh nghiệp hoặc gửi trực tiếp đến doanh nghiệp về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức đăng ký chuyển dữ liệu hóa đơn theo hình thức trực tiếp đến cơ quan thuế thì chậm nhất trong 05 ngày làm việc cơ quan thuế sẽ gửi lại phản hồi cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật và phối hợp với cơ quan Thuế để tiến hành kết nối. Thời gian thực hiện kết nối trong 10 ngày làm việc.
Định kì hàng tháng, cơ quan thuế sẽ tiến hành rà soát các đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã không phải trả tiền dịch vụ và gửi thông báo về việc chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ và thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn có mã theo quy định.
Đối với các trường hợp áp dụng hóa đơn điện tử không mã, định kì cơ quan thuế sẽ rà soát để thông báo doanh nghiệp chuyển đổi hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cách xuất hóa đơn giảm thuế GTGT
- Mất hóa đơn đầu vào trong thời gian lưu trữ
- Các chỉ tiêu không bắt buộc trên hóa đơn
- Thông báo phát hành hóa đơn sau bao lâu thì được sử dụng?
- Mẫu quyết định sử dụng hóa đơn điện tử
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như xin giấy phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ, tìm hiểu về trích lục hồ sơ nguồn gốc đất… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hóa đơn điện tử là một tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, nhận, lưu giữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Ngày ký trên hóa đơn là ngày xác định giao dịch, hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai bên bắt đầu có hiệu lực. Như vậy, ngày lập hóa đơn và ngày ký hóa đơn thông thường sẽ là một.
Theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, thời hạn bắt buộc hoàn thành chuyển đổi hóa đơn điện tử của doanh nghiệp áp dụng từ ngày 01/07/2022.