Hoạt động Thi hành án dân sự là lĩnh vực hoạt động có tính chất nghề nghiệp chuyên biệt, chuyên sâu nên đòi hỏi đội ngũ chấp hành viên phải có kiến thức nghiệp vụ vững vàng. Theo quy định của pháp luật, để được bổ nhiệm làm chấp hành viên thì ngoài tiêu chuẩn phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có thời gian công tác nhất định trong lĩnh vực pháp luật, người đó còn phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch chấp hành viên (trừ một số trường hợp đặc biệt). Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chấp hành viên còn cần có sự hiểu biết rộng rãi về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội.
Chấp hành viên là một chức danh được quy định trong Luật Thi hành án dân sự. Tham khảo bài viết chấp hành viên trong thi hành án dân sự dưới đây của Luật sư X.
Chấp hành viên trong thi hành án dân sự
Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự, chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp.
Điều 18 Luật Thi hành án dân sự quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên như sau:
- Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
- Người có đủ tiêu chuẩn quy định bên trên và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
- Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
- Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện kể trên và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp:
- Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.
- Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện kể trên và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp:
- Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.
- Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, là sỹ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trong quân đội.
Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp trong quân đội được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
- Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên chuyển công tác đến cơ quan thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên ở ngạch tương đương mà không qua thi tuyển.
- Trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp hoặc đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
Điều 20 Luật thi hành án Dân sự quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên.
- Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
- Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
- Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
- Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
- Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
- Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
- Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
- Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
- Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên
Tại Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014), quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên như sau:
– Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.
– Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
- Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.
– Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp:
- Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.
– Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 và có đủ các điều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp:
- Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;
- Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.
– Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008, là sỹ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm Chấp hành viên trong quân đội.
Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp trong quân đội được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008.
– Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên được điều động đến công tác tại cơ quan thi hành án dân sự, người đã từng là Chấp hành viên nhưng được bố trí làm nhiệm vụ khác và có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên ở ngạch tương đương không qua thi tuyển.
– Trường hợp đặc biệt do nhu cầu bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự 2008 đã:
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp;
- Có 10 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp;
- Có 15 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp không qua thi tuyển.
Miễn nhiệm Chấp hành viên
Tại Điều 19 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014), quy định về miễn nhiệm Chấp hành viên như sau:
– Chấp hành viên đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác.
– Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên trong các trường hợp sau đây:
- Do hoàn cảnh gia đình hoặc sức khỏe mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chấp hành viên;
- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viên hoặc vì lý do khác mà không còn đủ tiêu chuẩn để làm Chấp hành viên.
Mời bạn xem thêm:
- Vi phạm quy định về thông tin xác minh điều kiện thi hành án bị xử lý thế nào?
- Những trường hợp không được kê biên tài sản trong thi hành án
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: trích lục hộ tịch trực tuyến, thành lập công ty cổ phần, công ty tạm ngưng kinh doanh, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, xin phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
– Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
– Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
– Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
– Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
– Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
+ Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
+ Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
– Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
– Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.
Kỹ năng nghiệp vụ của chấp hành viên được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực, như: xây dựng, soạn thảo văn bản, các quyết định về THADS; kỹ năng xây dựng kế hoạch tổ chức THADS, tính độc lập tổ chức thực hiện công việc được giao; kỹ năng vận động, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án; kỹ năng hòa giải những mâu thuẫn giữa các bên đương sự; kỹ năng phối hợp với các đồng nghiệp và cơ quan có liên quan như: cơ quan VKS, TA, CA, CSPCCC, TN và MT, các tổ chức tín dụng… trong giải quyết THADS; kỹ năng lập kế hoạch và phương án cưỡng chế, triển khai việc cưỡng chế và chỉ huy lực lượng cưỡng chế THADS; kỹ năng tham mưu cho thủ trưởng đơn vị, Ban chỉ đạo THADS địa phương… Trong số những kỹ năng nghiệp vụ cụ thể nêu trên thì chấp hành viên cần quan tâm nhất là vận động, thuyết phục đương sự và xây dựng kế hoạch, tổ chức cưỡng chế.
Quyền yêu cầu của chấp hành viên được được hiểu là quyền hạn mà chấp hành viên được quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện hoặc không thực hiện công việc nhất định trong quá trình tổ chức thi hành bản án, quyết định.