Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết Có bằng B2 được 8 năm thì có được học nâng lên bằng lái hạng E hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Lãnh thổ Việt Nam là bất khả xâm phạm. Cha ông ta đã ngã xuống để gìn gữi non sông cho con cháu thời nay. Vì vậy, là một công dân Việt Nam hãy bảo vệ từng tấc đất, vùng trời, vùng biển của tổ quốc yêu thương này. Nhưng hư thế nào là Tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam? Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Như thế nào là Tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
Lãnh hải là gì?
Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thuỷ và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
Chủ quyền trên lãnh hải không phải là tuyệt đối như trên các vùng nước nội thủy, do sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài ttong lãnh hải.
Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng một cách hoàn toàn và riêng biệt đến vùng ười trên lãnh hải cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này. Trong vùng trời bên trên lãnh hải không tồn tại quyền qua lại không gây hại cho các phương tiện bay.
Trong một thời gian dài, các quốc gia quy định bề rộng lãnh hải rất khác nhau. Công ước 1982 đã thống nhất quy định, quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.
Như thế nào là Tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 thì tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam là đường đi của tàu thuyền trong lãnh hải Việt Nam, được giới hạn bởi các điểm có vị trí, tọa độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, công bố để chỉ dẫn cho tàu thuyền khi hoạt động trong lãnh hải Việt Nam.
Cùng với đó, việc thiết lập tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam phục vụ cho việc đi qua không gây hại và bảo đảm an toàn hàng hải của tàu thuyền phải phù hợp với pháp luật của Việt Nam, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và điều ước quốc tế khác liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cách xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
Phù hợp với thực tiễn địa hình các quốc gia và luật quốc tế, khoa học luật quốc tế phổ biến hai phương pháp vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải:
– Đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải của một quốc gia chính là ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển như được thể hiên trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận… Đối với các đảo cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo có đá ngầm ven bờ bao quanh, phương pháp đường cơ sở thông thường cũng được áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là phản ánh đúng đường bờ biển của các nước và hạn chế bớt sự mở rộng các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia. Hạn chế chủ yếu là rất khó áp dụng đối vớỉ các bờ biển khúc khuỷu, phức tạp.
– Đường cơ sở thẳng được xác định bằng phương pháp nối liền bằng các đoạn thẳng những điểm thích hợp có thể được lựa chọn ở những điểm ngoài cùng, nhô ra nhất của bờ biển, tại ngán nước triều thấp nhất. Trước khi được pháp điển hoá vào quy định điều ước quốc tế, đường cơ sở thẳng là quy định của luật tập quán quốc tế. Phán quyết năm 1951 của Toà án quốc tế trong vụ ngư trường Anh – Na Uy đã đưa ra các tiêu chuẩn vẽ đường cơ sở thẳng của Na Uy được luật quốc tế thừa nhận và được pháp điển hoá trong Điều 4 Công ước Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp và điều 7 Công ước luật biển 1982.
Cũng theo Công ước này, các điều kiện cần tuân thủ trong khi vạch đường cơ sở thẳng là tuyến các đường cơ sở không được đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển và các vùng biển ở bên ưong các đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến mức được đặt dưới chế độ nội thuỷ. Tuy nhiên, trong khi kẻ một số đoạn đường cơ sở thẳng theo Điều 7 §1, Công ước 1982, quốc gia ven biển có thể tính đến những lọi ích kinh tế riêng biệt của khu vực đó mà tầm quan trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng (Điều 7 §5). Với đường cơ sở thẳng, cần lưu ý đến việc lựa chọn những điểm xuất phát phải không được từ các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế; không được làm cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc một vùng đặc quyền kinh tế.
Trách nhiệm quản lý của nhà nước về hàng hải theo quy định pháp luật như thế nào?
Trách nhiệm quản lý của nhà nước về hàng hải được quy định tại Điều 10 Bộ luật Hàng hải 2015, theo đó:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hàng hải.
- Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải.
- Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải trực thuộc Bộ Giao thông vận tải giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải theo quy định của pháp luật.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải.
- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về hàng hải tại địa phương.
Trên đây là tư vấn về trách nhiệm quản lý của nhà nước về hàng hải. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Bộ luật Hàng hải 2015. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Như thế nào là Tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập cty, tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, tra số mã số thuế cá nhân, thủ tục sang tên nhà đất, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102. Hoặc liên hệ:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Chuyển khoản nhầm có lấy lại tiền được không?
- Một người được mở bao nhiêu tài khoản chứng khoán?
- Quy định về mở tài khoản lưu ký chứng khoán năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Lối đi vô tội được hiểu là lối đi không phương hại đến hòa bình, an ninh, trật tự hoặc lợi ích của Quốc gia ven biển. Các Quốc gia ven biển không được phép đặt ra các điều kiện trên các vùng biển này. Tàu thuyền nước ngoài đi qua lãnh hải của họ phải được phép hoặc thông báo trước. Lối đi vô tội tồn tại đồng thời với chủ quyền lãnh hải quốc gia.
Các tàu nước ngoài phải tôn trọng luật pháp và quy định của Quốc gia ven biển về quyền đi lại vô tội. Tàu quân sự và các tàu nhà nước khác được sử dụng cho mục đích phi thương mại được hưởng quyền miễn trừ đối với luật hình sự và dân sự. Nhưng các quốc gia treo cờ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các vi phạm của họ trong lãnh hải của quốc gia đó.
Căn cứ theo Điều 40 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 thì vấn đề này được quy định như sau:
– Quyền cầm giữ hàng hải là quyền của người có khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 được ưu tiên trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm phát sinh khiếu nại hàng hải.
Khiếu nại hàng hải là việc một bên yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải.
– Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải quy định tại Điều 41 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 có thứ tự ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải được bảo đảm bằng thế chấp tàu biển và các giao dịch bảo đảm khác.
– Quyền cầm giữ hàng hải được thực hiện thông qua Tòa án có thẩm quyền bằng quyết định bắt giữ tàu biển mà tàu biển đó liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.
– Người có khiếu nại hàng hải có quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển để bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật này, mặc dù tàu biển đó đã được thế chấp hoặc chủ tàu đã thực hiện giao dịch bảo đảm khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trên cơ sở hợp đồng.
– Quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển không bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu dù người mua tàu biết hay không biết về việc tàu biển đã liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.
Theo đó, tại Điều 41 Bộ luật này có quy định về khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải như sau:
– Khiếu nại hàng hải về tiền lương, chi phí hồi hương, chi phí đóng góp bảo hiểm xã hội và các khoản tiền khác phải trả cho thuyền trưởng, sĩ quan và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu biển.
– Khiếu nại hàng hải về tiền bồi thường tính mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khỏe con người liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.
– Khiếu nại hàng hải về phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải và về phí, lệ phí cảng biển khác.
– Khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển.
– Khiếu nại hàng hải về tổn thất và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.