Xin chào Luật Sư và mọi người. Tôi có vấn đề cần hỏi có bắt buộc phải công chứng tại trụ sở văn phòng công chứng hay không? Tôi không thể đi ra trụ sở văn phòng công chứng được thì phải làm sao? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư, xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp vấn đề trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Có bắt buộc công chứng tại trụ sở văn phòng công chứng không?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên
Về tiêu chuẩn của công chứng viên được quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014, bao gồm các tiêu chuẩn sau:
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây; thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
– Có bằng cử nhân luật;
– Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan; tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này; hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
– Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Trường hợp được miễn đào tạo công chứng viên
– Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
+ Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
+ Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
+ Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
+ Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
– Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.
Có bắt buộc công chứng tại trụ sở văn phòng công chứng không?
Tại Điều 44 Luật Công chứng 2014 có quy định về địa điểm công chứng như sau:
1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu; không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam; đang thi hành án phạt tù; hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Căn cứ theo quy định hiện hành; việc công chức có thể được tiến hành tại trụ sở nếu đáp ứng được các điều kiện được quy định như trên. Trường hợp bạn không thể đi lại được có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng được quy định như thế nào?
Điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng; cụ thể theo hướng dẫn tại Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 17. Điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng
1. Trụ sở của Văn phòng công chứng phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho công chứng viên và người lao động với diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
2. Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng nộp các giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng tại thời điểm đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng.
3. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng khi thực hiện đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng.”
Thủ tục thành lập văn phòng công chứng
Theo điều 23 Luật Công chứng 2014, trình tự; thủ tục thành lập văn phòng công chứng được quy định như sau:
Bước 1:
Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng gửi hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng.
- Đề án thành lập Văn phòng công chứng nêu rõ sự cần thiết thành lập; dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở; các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
- Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên.
Bước 2:
Trong thời hạn hai mươi ngày; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng. Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Bước 3:
Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập; Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp của địa phương cho phép thành lập. Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động; giấy tờ chứng minh về trụ sở ở địa phương nơi quyết định cho phép thành lập.
Bước 4:
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ đăng ký hoạt động; Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Văn phòng công chứng được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề: “ Có bắt buộc công chứng tại trụ sở văn phòng công chứng không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, thủ tục sang tên nhà đất…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Xe tang có quyền vượt qua không?
- Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải đáp ứng điều kiện gì?
- Công chứng viên có được công chứng hợp đồng của mình không?
- Công chức có được góp vốn lập văn phòng công chứng không?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014, Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:
+ Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản ;
+ Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt
– Công chứng là một hoạt động do công chứng viên thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Người yêu cầu công chứng có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc là cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu thực hiện công chứng các hợp đồng, các giao dịch hoặc các bản dịch.
– Xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp và không trái với đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, của các văn bản.
– Có hai loại giao dịch được công chứng hiện nay là các loại hợp đồng giao dịch bắt buộc phải thực hiện công chứng theo quy định của pháp luật và những hợp đồng giao dịch do tổ chức, do cá nhân tự nguyện yêu cầu việc công chứng.
Theo quy định của pháp luật, có một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng. Trong các trường hợp các bên không thực hiện công chứng, hợp đồng đó được coi là vô hiệu và không có giá trị pháp lý.
Việc công chứng giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng.