Thưa luật sư, nhà tôi có nuôi một con cho. Trong đợt tiêm phòng ngừa dại cho chó của khu phố nhà tôi phải về quê nên không mang chó ra tiêm được, mà tận mấy tháng sau nhà tôi mới về. Tôi muốn hỏi luật sư là liệu rằng nhà tôi còn được hỗ trợ tiêm không? Nếu như nhà tôi không tiêm phòng ngừa dại cho chó thì nhà tôi sẽ bị phạt như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y? Đây chắc hẳn là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp lý
Vi phạm hành chính là gì?
Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, là hành vi gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước. Trước tình hình hành vi vi phạm hành chính ngày một gia tăng, đa dạng và phức tạp cả về số lượng cũng như tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thì hoạt động xử phạt vi phạm hành chính hơn bao giờ hết càng được coi là một trong những biện pháp có hiệu quả trong việc xử lý vi phạm hành chính nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính đang ngày càng hoàn thiện và trở thành cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh quan hệ xã hội.
Chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính – là hậu quả của vi phạm hành chính, thể hiện ở sự áp dụng bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền những chế tài pháp luật hành chính đối với chủ thể vi phạm hành chính theo thủ tục do luật hành chính quy định. Đó là sự phản ứng tiêu cực của Nhà nước đối với người thực hiện vi phạm hành chính, kết quả là chủ thể thực hiện vi phạm hành chính phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, thiệt hại về vật chất và tinh thần so với tình trạng ban đầu của họ.
Theo lý luận về trách nhiệm hành chính thì có hai nhóm biện pháp trách nhiệm hành chính là các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khôi phục các quyền và lợi ích đã bị vi phạm hành chính xâm hại. Khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính” được giải thích dưới góc độ pháp lý theo Luật xử lý vi phạm hành chính là “là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y theo quy định hiện ?
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực thú y trên lãnh thổ Việt Nam và người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
Theo đó, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định, bao gồm: Vi phạm quy định; về phòng bệnh, chống dịch bệnh cho động vật; Vi phạm quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; Vi phạm quy định về kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; Vi phạm quy định về quản lý thuốc thú y; Vi phạm quy định về hành nghề thú y.
Thẩm quyền của lực lượng Công an nhân dân được quy định; rõ tại Điều 45 Chương III của Nghị định, trong đó lực lượng Công an nhân dân; có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, lực lượng Công an nhân dân có quyền tịch thu tang vật, phương tiện; vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định quy định; rõ những người có thẩm quyền của Công an nhân dân theo chức năng, nhiệm vụ; và quyền hạn được giao có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng; các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính; trong lĩnh vực thú y, bao gồm: Vi phạm quy định chung về phòng bệnh động vật; Vi phạm quy định chung về chống dịch bệnh động vật;
Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn; Vi phạm về chống dịch bệnh động vật trên cạn; Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển; ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; Vi phạm quy định chung về Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật; sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh;
Vi phạm về vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh; Vi phạm về vệ sinh thú y đối với giết mổ động vật nhỏ lẻ; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ; Vi phạm về vệ sinh thú y đối với giết mổ động vật tập trung; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh; Vi phạm vệ sinh thú y trong vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; Vi phạm về Giấy chứng nhận vệ sinh thú y; Vi phạm về chất lượng trong sản xuất thuốc thú y; Vi phạm về chất lượng trong buôn bán thuốc thú y.
Vi phạm về vệ sinh thú y đối với giết mổ động vật nhỏ lẻ; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với; hành vi người trực tiếp tham gia giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật không bảo đảm; tiêu chuẩn về sức khỏe và vệ sinh thú y trong quá trình thực hiện.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; đối với hành vi trang thiết bị, dụng cụ, nước sử dụng không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; trong quá trình giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
Vi phạm về vệ sinh thú y đối với giết mổ động vật tập trung; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; đối với hành vi người trực tiếp tham gia giết mổ, sơ chế, chế biến không bảo đảm tiêu; chuẩn về sức khỏe và vệ sinh thú y trong quá trình thực hiện.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đối với hành vi không thực hiện đúng quy trình giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi cơ sở có trang thiết bị, dụng cụ, nước sử dụng không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; trong quá trình giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
Vi phạm vệ sinh thú y đối với chợ kinh doanh, thu gom động vật
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; đối với chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ không có nơi thu gom, xử lý nước thải, chất thải.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đối với cơ sở thu gom động vật có một trong những hành vi sau đây:
a) Địa điểm không theo quy định về khoảng cách; đối với khu dân cư, khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 71 của Luật thú y;
b) Không có khu vực riêng biệt đối với từng loài động vật;
c) Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, nước không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chợ chuyên kinh doanh động vật có một trong các hành vi sau đây:
a) Địa điểm không theo quy hoạch của chính quyền địa phương;
b) Không có khu vực riêng biệt đối với từng loài động vật;
c) Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, nước không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Không thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo quy định.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính vẫn bao gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và trục xuất.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với giết mổ động vật nhỏ lẻ; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ; chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ, cơ sở thu gom động vật có một trong các hành vi sau đây:
Không có Giấy chứng nhận vệ sinh thú y;
Sử dụng Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hết hiệu lực.
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận vệ sinh thú y.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở ấp trứng, sản xuất, kinh doanh con giống; khu cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật; cơ sở gia công, chế biến động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu; cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không có Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hoặc sử dụng Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hết hiệu lực.
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở chăn nuôi động vật tập trung; kho lạnh bảo quản động vật, sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế, chế biến; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán, phẫu thuật động vật không có Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hoặc sử dụng Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hết hiệu lực.
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với chợ chuyên kinh doanh động vật; cơ sở giết mổ động vật tập trung; cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh không có Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hoặc sử dụng Giấy chứng nhận vệ sinh thú y hết hiệu lực.
Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu Giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều nà
Theo đó, Nghị định 07/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 3/1/2020 của Chính phủ).
Trong đó, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 39 vi phạm về chất lượng trong nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y. Cụ thể, phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu mỗi loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc thú y không đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất công bố.
Bổ sung khoản 2a sau khoản 2 Điều 39. Cụ thể, phạt tiền từ 25-30 triệu đồng đối với hành vi bán mỗi loại thuốc thú y nhập khẩu có chứa chất ma túy, tiền chất cho cơ sở buôn bán thuốc thú y không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y theo quy định, cơ sở không được phép hành nghề khám bệnh, chẩn đoán bệnh, phẫu thuật động vật, xét nghiệm bệnh động vật.