Xin chào luật sư. Tôi thấy hành vi trộm cắp tài sản vẫn còn tồn tại ở nhiều cá nhân gây ảnh hưởng xấu cho xã hội và đáng bị lên án. Theo quy định pháp luật thì hành vi ăn trộm sẽ bị xử lý như thế nào? Những người ăn cắp ăn trộm thường đánh mất điều gì? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Những người ăn cắp ăn trộm thường đánh mất điều gì?
Thực tế cho thấy thường những chuyện trộm cắp vặt chúng ta cho là chuyện nhỏ, nên thường thờ ơ, ít lên án… nên tình trạng trộm cắp vặt, phá hoại tài sản công cộng xảy ra ngày càng nhiều. Thậm chí nhiều người quá lo sợ nên trồng cây cũng không dám trồng, nuôi chó mèo không dám nuôi… Chính vì vậy càng làm cho tình trạng trộm cắp vặt, phá hoại tài sản công cộng ngày thêm nghiêm trọng, phổ biến, thậm chí có nhiều đối tượng còn “thuận tay dắt dê”, thấy chủ nhà sơ hở vào trộm luôn cả tài sản có giá trị lớn, và thực tế nạn trộm cắp vặt đã gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, thiệt hại lớn. Ví dụ như: trộm kính chiếu hậu ô tô, xe máy; cắt cáp viễn thông; trộm sắt thép, xi măng công trình; điện hạ thế.v.v.
Hành vi trộm cắp nói chung là rất đáng lên án, nhưng việc trộm cắp vặt, phá hoại tài sản cộng cộng cần phải bị lên án, xử lý nghiêm minh hơn. Bởi vì, đây vừa là tài sản công cộng, vừa có liên quan trực tiếp đến trật tự an toàn xã hội, bộ mặt, cảnh quan môi trường, nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người dân. Do đó, hành vi trộm cắp vặt, phá hoại tài sản công cộng rất cần sự quan tâm, lên án, nâng cao cảnh giác của toàn thể hệ thống chính trị và bà con nhân dân.
Những người ăn cắp ăn trộm bị phạt bao nhiêu tiền?
Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác. Theo đó, đối với hành vi trộm cắp tài sản có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đồng thời buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối đối với tài sản trộm cắp (căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Những người ăn cắp ăn trộm có bị đi tù không?
Mức xử phạt với hành vi trộm cắp tài sản được quy định theo Điều 173 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm họăc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau tại Bộ luật Hình sự mà chưa bị xóa án tích: Điều 168 (tội cướp tài sản), 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (tội cướp giật tài sản), 172 (tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), 174 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), 175 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Tài sản là di vật, cổ vật.
– Phạt tù từ 02 đến 07 năm khi phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong các trường hợp sau:
- Phạm tội có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
- Hành hung để tẩu thoát;
- Tài sản là bảo vật quốc gia;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 07 đến 15 năm khi phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong 02 trường hợp sau:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
– Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm khi:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;
- Hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.
Lợi dụng người có tài sản bị tai nạn giao thông để trộm cắp tài sản xử lý thế nào?
Tùy theo từng trường hợp mà hành vi lợi dụng người có tài sản bị tai nạn giao thông để trộm cắp tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với những tội danh khác nhau. Cụ thể Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về việc xử phạt này như sau:
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Tại thời điểm xảy ra tai nạn, người bị tai nạn giao thông có khả năng nhận biết tài sản của mình bị chiếm đoạt không có điều kiện để ngăn cản vì đau, chấn thương,… do tai nạn giao thông thì người lấy đi tài sản đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Điều 172 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017. Mức xử phạt với hành vi này như sau:
Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội như: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Ngoài ra, tội này còn quy định các khung hình phạt tăng nặng khác là:
– Phạt tù từ 02 – 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng; Hành hung để tẩu thoát; Tái phạm nguy hiểm; Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ.
– Phạt tù từ 07 – 15 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội.
– Đặc biệt, nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để phạm tội thì người công nhiên chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù từ 12 – 20 năm.
Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung được quy định với tội này là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng.
Tội trộm cắp tài sản
Tại thời điểm xảy ra tai nạn, người bị tai nạn không có khả năng nhận biết tài sản của mình bị chiếm đoạt vì choáng, ngất,… do tai nạn thì người lấy tài sản này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 đã nêu trên.
Có thể bạn quan tâm
- Cách chứng minh mình không lấy tiền như thế nào?
- Bị hack tiền trong tài khoản có lấy lại được không?
- Chuyển khoản nhầm có lấy lại tiền được không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Những người ăn cắp ăn trộm thường đánh mất điều gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Trích lục ghi chú ly hôn; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Nếu như người có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản nhưng không hề biết tài sản mình mua là do trộm cắp mà có thì trường hợp này chỉ là một giao dịch dân sự thông thường, hành vi của người mua không phải là hành vi phạm tội, do vậy không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 thì hiện nay có 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động sa thải như:
– Khiển trách.
– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
– Cách chức.
– Sa thải.