Xin chào luật sư. Tôi có mua một mảnh đất vào năm 2020 và đang có dự tính xây trên mảnh đất đó một căn nhà lắp ghép bằng gỗ? Việc tôi xây nhà bằng gỗ như thế có cần xin giấy phép xây dựng hay không? Theo quy định pháp luật hiện nay, làm nhà gỗ có phải xin giấy phép không? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Các trường hợp xây nhà không phải xin giấy phép xây dựng
Các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc được miễn giấy phép xây dựng được quy định tại Luật Xây dựng sửa đổi 2020 bao gồm những trường hợp sau:
– Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Chủ đầu tư xây dựng công trình trong trường hợp này được miễn giấy phép xây dựng, nhưng có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.
– Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trừ trường hợp được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
– Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ trường hợp được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
Các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ không thuộc một trong các trường hợp kể trên phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
Làm nhà gỗ có phải là làm nhà tạm không?
Luật xây dựng sửa đổi 2020 cũng nêu rõ đối với theo quy định tại Điều 131 của Luật này thì được miễn giấy phép xây dựng và được xác định là công trình xây dựng tạm. Khái niệm công trình tạm này được định nghĩa theo Điều 131 Luật xây dựng sửa đổi 2020. Cụ thể như sau:
– Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích sau:
Thi công xây dựng công trình chính;
Sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều này.
– Đối với công trình quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm.
– Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm. Trường hợp công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng, thiết kế xây dựng công trình phải được thẩm tra về điều kiện bảo đảm an toàn và gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương để theo dõi và kiểm tra theo quy định.
– Công trình xây dựng tạm phải được phá dỡ khi đưa công trình chính của dự án đầu tư xây dựng vào khai thác sử dụng hoặc khi hết thời gian tồn tại của công trình. Chủ đầu tư được đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận việc tiếp tục khai thác sử dụng công trình xây dựng tạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nếu công trình phù hợp với quy hoạch; bảo đảm các yêu cầu về an toàn chịu lực, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.
Làm nhà gỗ có phải xin giấy phép không?
Đối chiếu với quy định về nhà tạm nêu trên thì trường hợp nhà gỗ bạn dự định làm là nhà ở, không được coi nhà tạm. Bởi lẽ, có thể hiểu đơn giản khái niệm nhà tạm dùng để chỉ loại nhà không đảm bảo mức độ sử dụng, tiện nghi tối thiểu, thiếu các diện tích đảm bảo nhu cầu sinh hoạt tối thiểu như: Bếp, vệ sinh. Nhà gỗ trong trường hợp này xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy có niên hạn sử dụng ngắn, có thể là dưới vài năm.
Các vật liệu để làm nên nhà tạm thường là bằng tre, lứa, gỗ, vầu hoặc bao bọc bằng toocxi, tường đất, lợp bằng lá rạ. Ngôi nhà được lập với điều kiện sinh hoạt khá là thấp chỉ cần có những tác động mạnh từ bên ngoài như gió to hoặc mưa xuống có thể bị hỏng, phá nát.
Như vậy, đối với những ngôi nhà không thuộc những trường hợp miễn giấy phép ở trên thì đều phải xin giấy phép pháp lý mới được xây dựng. Do đó, trong trường hợp bạn làm nhà gỗ nhưng với mục đích để ở lâu dài thì cần thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền trước khi tiến hành thi công.
Làm nhà gỗ không xin giấy phép xây dựng có bị phạt không?
Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Có thể bạn quan tâm
- Lệ phí xin giấy phép xây dựng nhà ở
- Dựng nhà tôn có phải xin giấy phép xây dựng không?
- Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Làm nhà gỗ có phải xin giấy phép không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà ở dự định xây dựng. là cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng nhà ở. Chủ đầu tư (gồm cả hộ gia đình, cá nhân) khi xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ (gồm nhà biệt thự, nhà ở độc lập, nhà ở liền kề) phải ghi rõ cơ quan này trong đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
Nhà ở riêng lẻ xây dựng không có giấy phép để được hợp thức hóa thì phải thuộc trường hợp đang thi công xây dựng. Theo đó, trường hợp đã kết thúc hành vi vi phạm (đã xây dựng xong) thì ngoài việc bị phạt tiền còn buộc phải tháo dỡ nhà ở xây dựng không phép.
Pháp luật không có quy định về vấn đề xây nhà trái phép trên bao nhiêu năm thì sẽ không bị tháo dỡ nên dù nhà xây dựng không phép trên 10 năm thì cơ quan có thẩm quyền vẫn có quyền yêu cầu tháo dỡ theo quy định pháp luật.