Theo quy định pháp luật, thời gian tập sự là 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C; 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D. Vậy miễn tập sự đối với công chức trong trường hợp nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm những trường hợp công chức được miễn tập sự nhé!
Công chức là gì?
Theo đó, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và thuộc các cơ quan, đơn vị bao gồm:
- Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
- Tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Trong đó, công chức hiện nay được tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển trừ trường hợp đã có cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo…
Đồng thời, công chức phải đáp ứng một số tiêu chuẩn, điều kiện như sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên, có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Có đơn dự tuyển, lý lịch rõ ràng, có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
Sự khác nhau giữa công chức và viên chức
Tiêu chí | Công chức | Viên chức |
Cơ chế trở thành công chức, viên chức | Công chức phải là người Việt Nam, trở thành công chức theo hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm và giữ chức danh theo nhiệm kỳ. | Viên chức phải là công dân Việt Nam, trở thành viên chức thông qua hình thức tuyển dụng vào vị trí việc làm. |
Thời gian tập sự | Với công chức thời gian tập sự được quy định riêng đối với từng ngạch, cấp bậc theo quy định của Chính phủ. | Viên chức sẽ có thời gian tập sự quy định trong hợp đồng làm việc từ khoảng 03 tháng đến 12 tháng. |
Cấp bậc | Công chức được phân thành các ngạch khác nhau. | Viên chức được phân theo các chức danh nghề nghiệp. |
Vị trí công tác | Công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị xã. Làm việc trong các cơ quan, đơn vị của quân đội Nhân dân, Công an nhân dân và không phải trường hợp là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. | Viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. |
Nguồn chi trả lương | Với công chức thì được ngân sách nhà nước chi trả. | Với viên chức thì được nhận lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. |
Các hình thức kỷ luật | Đối với công chức có thể bị kỷ luật theo những hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. | Với viên chức có thể bị kỷ luật theo các hình thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc, ngoài ra còn có thể bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp của mình. |
Về tính chất công việc | Công chức thực hiện các công việc nhân danh quyền lực nhà nước, thực hiện các nhiệm vụ quản lý và phải chịu trách nhiệm về công việc của mình trước Đảng và Nhà nước, trước nhân dân và đơn vị quản lý. | Viên chức thực hiện các công việc do đơn vị quản lý giao cho mang tính chuyên môn nghiệp vụ, không có tính quyền lực nhà nước. Phải chịu mọi trách nhiệm trước đơn vị quản lý viên chức. |
Ví dụ | Công chức điển hình như: Kiểm sát viên, điều tra viên, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, thư ký tòa các cấp, Chủ tịch UBND Huyện, … | Viên chức điển hình như: Giảng viên trưởng Đại học Hà Nội, bác sĩ bệnh viện E,… |
Miễn tập sự đối với công chức trong trường hợp nào?
Theo khoản 5 Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định:
“Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự của ngạch được tuyển dụng quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với các trường hợp không thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức phải cử tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức trước khi bổ nhiệm”.
Mời bạn xem thêm:
- Chỉ có cán bộ công chức thì mới được cấp hộ chiếu công vụ đúng không?
- Nghị định hướng dẫn kỷ luật cán bộ công chức quy định nội dung gì?
- Thế nào là công chức viên chức theo quy định pháp luật hiện nay?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề: “Miễn tập sự đối với công chức trong trường hợp nào?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, giấy trích lục kết hôn, cấp bản sao trích lục hộ tịch, mẫu đơn xin trích lục bản án ly hôn… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Nắm vững quy định của pháp luật về công chức; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan công tác; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng;
– Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
– Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Trong thời gian thực hiện chế độ tập sự, người đứng đầu cơ quan quản lý, sử dụng công chức phải cử người thực hiện chế độ tập sự tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước để hoàn thiện tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức trước khi bổ nhiệm. Thời gian tham gia khóa bồi dưỡng quản lý nhà nước được tính vào thời gian tập sự (quy định mới).
Tập sự và thử việc là hai hoạt động có bản chất khác nhau, tuy nhiên nhiều người vẫn nhầm lẫn hai thuật ngữ này là một. Vì vậy chúng tôi sẽ phân tích điểm khác nhau giữa tập sự và thử việc thông qua các tiêu chí dưới đây:
Cơ sở pháp lý điều chỉnh:
– Tập sự: Tùy theo vị trí việc làm mà văn bản pháp luật điều chỉnh sẽ khác nhau. Trong trường hợp của bạn bạn thi viên chức thì chế độ tập sự được điều chỉnh bởi Luật Viên chức 2010, Nghị định 115/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan khác.
– Thử việc: Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đối tượng áp dụng:
– Tập sự: Thường áp dụng cho những người thi vào công chức, viên chức, định hướng trở thành Luật sư hay Công chứng viên.
– Thử việc: Được áp dụng cho những người lao động làm việc ở nhiều môi trường khác nhau như doanh nghiệp, tổ chức,…
Thời điểm áp dụng:
– Tập sự: Trước khi được làm việc chính thức, sau thời gian tập sự sẽ có thể có thêm thời gian thử việc.
– Thử việc: Thực hiện trước khi ký hợp đồng lao động chính thức (nếu có thỏa thuận thử việc).
Mục đích của tập sự là giúp người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc.