Thưa luật sư, ở quê tôi có một trường hợp nhà hàng xóm tôi có một bé trai; bị bệnh lúc tỉnh táo, lúc không. Trong lúc tất cả tất cả mọi không để ý thì bạn ấy; đã lén lút lấy đồ ở quán tạp hóa và thậm chí là cả những tài sản có giá trị. Vậy thì hành vi đó có được coi là hành vi trộm cắt không? Và em đó sẽ bị xử phạt như thế nào? Phạm tội gì theo quy định hiện hành? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác là phạm tội gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là lén lút chiếm đoạt tài sản?
Điều 173 BLHS quy định về tội Trộm cắp tài sản [1], có 5 khoản, trong đó khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản, các khoản 2, 3, 4 quy định các trường hợp tăng nặng, khoản 5 quy định hình phạt bổ sung. Thực tiễn xét xử thừa nhận hành vi khách quan; của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý.
Theo Từ điển Tiếng Việt, lén lút là một tính từ chỉ những; hành vi giấu giếm, vụng trộm, không công khai và có ý gian dối. Dấu hiệu lén lút vừa chỉ đặc điểm khách quan; của hành vi chiếm đoạt tài sản cũng vừa chỉ ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi; trộm cắp, tức là, hành vi chiếm đoạt tài sản; trong tội trộm cắp tài sản có đặc điểm khách quan; là lén lút và ý thức chủ quan của người thực hiện cũng là lén lút.
Theo đó, thì hành vi chiếm đoạt tài sản được coi là lén lút khi thực hiện; một cách cố ý không cho chủ tài sản biết hành vi chiếm đoạt của mình. Người thực hiện hành vi có ý thức giấu giếm hành vi; chiếm đoạt của mình, che giấu hành vi đó đối với chủ tài sản (Còn đối với; những người khác thì ý thức che giấu hành vi này có thể có cũng có thể không).
Hành vi chiếm đoạt tài sản được coi là lén lút khi thực hiện; một cách cố ý không cho chủ tài sản biết hành vi chiếm đoạt của mình. Người thực hiện hành vi có ý thức giấu giếm hành vi chiếm đoạt của mình, che giấu hành vi đó đối với chủ tài sản (Còn đối với những người khác thì ý thức che giấu hành vi này có thể có cũng có thể không).
Hành vi lén lút để chiếm đoạt tài sản bao gồm?
Trên thực tế, sẽ có những hành vi lén lút để chiếm đoạt tài sản như sau:
Người thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản che giấu; toàn bộ hành vi phạm tội, che giấu với chủ tài sản và với những người có thể thấy được hành vi phạm tội của người thực hiện tội phạm.
Người thực hiện hành vi lén lút để chiếm đoạt tài sản chỉ che giấu; tính phi pháp của hành vi. Ví dụ: Lợi dụng thủ kho không để ý, K lái xe lấy thêm 2 bao hàng ngoài; thỏa thuận, bỏ lên xe một cách đàng hoàng như có việc xuất hàng như bình thường. Trong tình huống này, tuy K; không che dấu hành vi lấy hàng của mình nhưng K đã che giấu tính chất phi pháp của hành vi.
Tức là K đã cố tình lấy thêm 2 bao hàng không có trong; thỏa thuận, hành vi lấy thêm 2 bao hàng đó là phi pháp và ý thức chủ quan; của K là lợi dụng thủ kho; không để ý để lấy, nhằm che đi tính phi pháp của hành vi lấy trộm. Những người không phải chủ tài sản; vẫn biết sự việc xảy ra là K bốc hàng nhưng không biết đó là hành vi trộm cắp tài sản.
Như vậy, một người thực hiện một trong những hành vi nêu trên được xem là lén lút chiếm đoạt tài sản, hành vi này được xác định dựa trên ý thức chủ quan của người thực hiện, tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp nhầm lẫn.
Như vậy, cần xác định rõ hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản nhằm xác định đúng tội trộm cắp tài sản như Điều 173 BLHS đã quy định.
Quy định luật hình sự hiện nay về tội trộm cắp tài sản
Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 không mô tả các dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản mà chỉ nêu tội danh. Từ thực tiễn xét xử đã được thừa nhận có thể định nghĩa:
(Tội) trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lí.
Dấu hiệu hành vi phạm tội
Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệu hành vi chiếm đoạt tài sản; cùng với hai dâu hiệu khác thể hiện tính chất của hành vi chiếm đoạt và tính chất; của đối tượng bị chiếm đoạt – Dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có người quản lí.
Dấu hiệu chiếm đoạt ở tội trộm cắp tài sản được thực tiễn; xét xử từ trước đến nay hiểu là chiếm đoạt được. Với cách hiểu như vậy, tội trộm cắp tài sản; chi coi là hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Để đánh giá người phạm tội; đã chiếm đoạt được hay chưa, đã làm chủ được tài sàn hay chưa phải dựa vào đặc điểm, vị trí tài sản; bị chiếm đoạt. Thực tiễn xét xừ đã chấp nhận hướng giải quyết cụ thể về những trường hợp chiếm đoạt; được ở tội trộm cắp tài sản như sau:
– Nếu vật chiếm đoạt gọn nhỏ thì coi đã chiếm đoạt được khi người phạm tội đã giấu được tài sản trong người.
– Chỉ che giấu tính chất phi pháp của hành vi.
Tài sản là đối tượng của tội trộm cắp tài sản là tài sản đang có người quản lí. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản ở tội trộm cắp tài sản phải là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lí. Hành vi lấy tài sản của mình hoặc đang do mình quản lí cũng như hành vi lấy tài sản không có hoặc chưa có người quản lí đều không phải là hành vi trộm cắp tài sản. Tài sản được coi là đang có người quản lí là tài sản sau:
– Tài sản đang ở trong sự chiếm hữu của người khác, nghĩa là; đang nằm trong sự chi phối về mặt thực tế của chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm. Thông thường việc xác định tài sản; còn nằm trong sự chiếm hữu của chủ tài sản hoặc của người có trách nhiệm hay; không, không phức tạp, trừ một số trường hợp tài sản là những vật nuôi có thể tự động di chuyển vị trí; ngoài ý muốn của chủ nuôi như trâu, bò, ngựa V. V..
– Tài sản đang còn trong khu vực quản lí, bảo quản; của chủ tài sản: Đây là trường hợp tài sàn cụ thể, tuỵ đã thoát li khỏi sự chi phối về mặt thực tế cùa chủ tài sản; hoặc của người có trách nhiệm nhưng vẫn nằm trong phạm vi thuộc khu vực bào quản.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác là phạm tội”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; công ty tạm ngừng kinh doanh giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Chiếm đoạt tài sản là một hành vi của các chủ thể nhằm mục đích cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lí của người khác vào phạm vi sở hữu của chính bản thân mình.
Ta thấy rằng, chiếm đoạt được hiểu cơ bản là quá trình mà các chủ thể vừa làm cho chủ tài sản mất hẳn tài sản (chủ tài sản sẽ mất khả năng thực tế thực hiện quyền sở hữu của mình) vừa để tạo cho chủ thể là người chiếm đoạt có được tài sản đó (người chiếm đoạt có khả năng thực tế thực hiện việc chiếm hữu, việc sử dụng và việc định đoạt tài sản).
Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là di vật, cổ vật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Tài sản là bảo vật quốc gia; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”.
Chủ thể tội này quy định tại tất cả các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 173 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chỉ là chủ thể của tội trộm cắp tài sản quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 173 BLHS.