Xin chào Luật sư X, vì không xoay tiền kịp nên tôi bị nợ quá hạn ngân hàng thì có bị sao không? Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng như thế nào? Xin được tư vấn.
Chào bạn, Khi một cá nhân hoặc tổ chức vay vốn ngân hàng nhưng không trả được và rơi vào tình trạng nợ quá hạn. Vậy khi nợ quá hạn thì có bị sao không? Cách xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Nợ quá hạn là gì?
Nợ quá hạn là các khoản vay tới thời hạn trả nợ nhưng khách hàng không thể thanh toán đúng thời hạn. Việc này làm ảnh hưởng tới ngân hàng và lúc này bạn sẽ được đưa vào nhóm nợ quá hạn.
Nợ quá hạn sẽ được chia thành 2 loại:
- Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo: Là các khoản vay có tài sản thế chấp nhưng chưa được giải thế chấp khi tới hạn. Đối với các khoản vay quá hạn thế chấp thì rất có thể tài sản sẽ bị thanh lý để bù nợ.
- Nợ quá hạn không có tài sản thế chấp: Là các khoản vay tín chấp không cần tài sản thế chấp nhưng khi tới thời hạn không thanh toán được. Đối với các khoản vay này người đi vay sẽ bị xếp vào các nhóm nợ xấu và ngân hàng có khả năng cao là bị mất vốn.
Nếu trong quá trình vay vốn khách hàng có gặp phải vấn đề về tài chính. Vậy thì các bạn nên thông báo với ngân hàng để gia hạn thêm thời gian chứ không để quá hạn.
Nợ quá hạn ngân hàng không trả có sao không?
Khi một cá nhân hoặc tổ chức vay vốn ngân hàng nhưng không trả được và rơi vào tình trạng nợ quá hạn. Chắc chắn các ngân hàng sẽ đưa ra những biện pháp trừng phạt để răn đe cũng như đòi số tiền đã vay.
- Bị phạt phí quá hạn rất cao với mức lãi suất gấp 150% so với lãi suất ban đầu. Ngoài ra còn phải chịu thêm các khoản phí dịch vụ khác đi kèm.
- Đưa vào danh sách nợ xấu, hạn chế khả năng vay vốn của người quá hạn hoặc người thân chung hộ khẩu trong tương lại.
- Bị lập hồ sơ và đưa ra toàn để khởi kiện với tội danh lợi dụng lòng tinh chiếm đoạt tài sản.
Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng
Vì xử lý nợ quá hạn là một trong những nghiệp vụ của Ngân hàng nên trong cơ cấu của một tổ chức tín dụng luôn bao gồm bộ phận gồm các chuyên viên xử lý và thu hồi nợ thực hiện các hoạt động xử lý nợ theo nguyên tắc và quy định của Pháp luật. Thông thường, quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng sẽ được thực hiện dựa trên 02 nguồn cơ sở pháp lý:
- Thứ nhất là quy định chung của Ngân hàng nhà nước về việc xử lý nợ quá hạn.
- Thứ hai là quy định riêng tại Điều lệ, Thoả thuận cho vay và Hợp đồng bảo đảm tiền vay của từng Ngân hàng.
Căn cứ trên các quy định đó, quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng thường bao gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Thông báo về việc nợ quá hạn đối với khách hàng
- Theo quy định của Pháp luật về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng có trách nhiệm và quyền trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn và trả nợ của khách hàng. Đối với hoạt động này, tổ chức tín dụng tiến hành xây dựng quy trình và thực hiện kiểm tra quá trình vay vốn và trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng đã được quy định trong điều lệ và được khách hàng tiếp cận, hiểu rõ. Mục đích của hoạt động này là nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay cho tổ chức tín dụng của mình.
- Trong quá trình tiến hành kiểm tra và giám sát, nếu xảy ra trường hợp khách hàng có nợ quá hạn thì ngân hàng cần có thông báo công khai tới khách hàng để giúp khách hàng nắm bắt được thông tin nợ quá hạn của mình. Nội dung thông báo tối thiểu cần có các nội dung sau: Số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn, lãi chậm trả.
Bước 2: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Sau khi tiến hành thông báo về vấn đề nợ quá hạn của khách hàng và khách hàng có trình bày lý do về việc không đủ khả năng trả nợ đúng kỳ hạn thì ngân hàng có thể tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ dựa trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả từ việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, cụ thể:
- Đối với khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay) trong thời hạn cho vay đã thoả thuận theo Hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo thì sẽ được xem xét và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay).
- Đối với khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc (và/hoặc lãi vốn vay) đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận theo Hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ theo thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
- Toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng có khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được phân loại vào các nhóm nợ thích hợp để tiếp tục cho quá trình giám sát và đánh giá của ngân hàng.
- Ngoài ra, thời hạn để thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ được các ngân hàng quy định riêng tại Quy chế cho vay. Thông thường thời hạn cho việc tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ sẽ là 10 ngày kể từ ngày đến kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận theo Hợp đồng cho vay.
Bước 3: Xử lý tài sản bảo đảm
Sau khi tiến hành thông báo và cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng khách hàng vẫn không trả nợ quá hạn, theo nguyên tắc thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp tài sản bảo đảm liên qua đến đất đai, nhà ở, bảo hiểm..có quy định đặc thù về tài sản bảo đảm và xỷ lý tài sản bảo đảm thì ngân hàng sẽ áp dụng các quy định đặc thù đó. Còn các trường hợp khác thì Ngân hàng sẽ dựa trên nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Bộ luật dân sự và Hợp đồng cho vay để tiến hành quá trình xử lý.
- Trước khi tiến hành quy trình ngân hàng cần có văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm tới khách hàng với nội dung chủ yếu bao gồm: lý do xử lý tài sản bảo đảm; tài sản bảo đảm bị xử lý; và thời gian, địa điểm, cách thức xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó, người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ phải giao tài sản bảo đảm cho bên ngân hàng để xử lý.
- Ngân hàng sẽ tiến hành việc xử lý tài sản theo Hợp đồng bảo đảm tiền vay mà hai bên đã thoả thuận. Các phương thức xử lý tài sản mà hiện nay pháp luật quy định gồm: bán đấu giá tài sản; ngân hàng tự bán tài sản; ngân hàng nhận tài sản thay thế cho việc trả nợ quá hạn của khách hàng và các phương thức khác mà pháp luật không cấm.
- Sau khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm nếu số tiền có được nhiều hơn số nợ quá hạn bao gồm cả gốc (và lãi) thì số tiền chênh lệch phải được ngân hàng trả lại cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu số tiền có được nhỏ hơn số nợ quá hạn bao gồm cả gốc (và lãi) thì số tiền chưa được thanh toán sẽ được xem là phần vay không có tài sản bảo đảm (trừ trường hợp trong Hợp đồng bảo đảm tiền vay của hai bên có thoả thuận khác). Theo đó, ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng có nợ quá hạn phải tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.
Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng
Những khoản vay quá hạn đều là do khách hàng không còn khả năng chi trả nữa. Nhưng thay vì thông báo với ngân hàng để thương lượng thì rất nhiều người lại chọn cách biến mất.
Việc này hoàn toàn không hiệu quả và bạn sẽ tự gây ra hậu quả lớn hơn. Vì ngân hàng sẽ đưa ra các phương án giải quyết gắt gao hơn đó nhé.
Những cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng để thu hồi nợ quá hạn
1/ Gọi điện liên lạc với người đi vay để thông báo về khoản vay.
2/ Thông báo tới cơ quan, công ty nơi bạn đang làm việc để hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ.
3/ Bàn giao cho bên thứ 3 để thu hồi nợ.
4/ Đưa ra toàn để giải quyết theo đúng pháp luật.
5/ Lưu lịch sử nợ xấu trên CIC hạn chế bạn và người thân tham gia các sản phẩm vay vốn sau này.
Kinh nghiệm người vay xử lý nợ quá hạn
Nhìn chúng việc của bạn cần phải làm khi mắc nợ quá hạn chính là tới ngân hàng. Tại đây ngân hàng sẽ tạo điều kiện và cơ hội để người đi vay có thể trả đầy đủ khoản nợ. Vì vậy bạn không cần phải lo lắng đâu nhé.
- Người vay chủ động tới ngân hàng để trình bày về vấn đề khó khăn đang gặp phải.
- Sau đó đưa ra chi tiết về kế hoạch trả nợ của bạn và chứng minh rõ nguồn thu nhập có thể có trong tương lai.
- Ngân hàng sẽ xem xét và đưa ra mức phạt cùng lãi suất hợp lý đối với bạn.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu mới 2022
- Làm gì khi bị chậm lương?
- Mẫu giấy phép môi trường 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; đơn xin trích lục hộ khẩu; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Trong trường hợp ngân hàng nhận thấy khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan nhưng không có biện pháp khả thi để trả nợ cho ngân hàng hay khách hàng cố tình có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, hay ngân hàng gặp vướng mắc và khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm của bên vay và các vi phạm khác trốn tránh việc trả số nợ quá hạn thì Ngân hàng có quyền khởi kiện và tố cáo các hành vi vi phạm đó trước pháp luật để hỗ trợ cho quy trình xử lý nợ quá hạn.
– Căn cứ quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay và Căn cứ theo nội dung của Hợp đồng cho vay, Hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có) của hai bên thì Ngân hàng sẽ tiến hành gửi đơn khởi kiện đến Toà án nhân dân tại địa phương để yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự về số nợ quá hạn của khách hàng. Trong trường hợp nhận ra các dấu hiệu hình sự rõ ràng, Ngân hàng có thể tiến hành khởi tố vụ án hình sự để giải quyết vấn đề.
Trước khi đăng ký vay tiền ngân hàng, công ty tài chính, nên xem xét khả năng kinh tế của bản thân, số tiền mong muốn được giải ngân cũng như lãi suất vay để cân đối thời gian trả nợ, số tiền đăng ký. Tránh các trường hợp bị áp lực về kinh tế đối với các khoản nợ phải đóng mỗi tháng.
Sau khi được giải ngân, cần lưu ý về thời gian trả nợ được quy định trong hợp đồng, nên đóng trước ngày đến hạn từ 3 đến 5 ngày để Ngân hàng có thể dễ dàng cập nhật lịch sử đóng tiền của bạn.
Nên có kế hoạch sử dụng số tiền được giải ngân một cách hiệu quả, phát sinh lời để có thể chi trả cho khoản vay.
Nếu có đủ điều kiện kinh tế, nên tất toán hồ sơ sớm để tiết kiệm được tiền lãi và tăng điểm tín dụng của bản thân. Tạo điều kiện thuận lợi đối với các khoản vay tiếp theo.
Nợ quá hạn là điều mà người đi vay nào cũng nên trách rơi vào. Vì khi nợ quá hạn sẽ kéo theo đó nhiều lãi suất hơn và khoản nợ sẽ ngày càng cao hơn. Đó là một điều không nên xảy ra đối với bất kỳ ai khi vay vốn ngân hàng. Hãy tạo cho mình kế hoạch vay vốn và sử dụng vốn hợp lý để tránh tình trạng nợ quá hạn.
Mặc dù là một công việc vi phạm pháp luật nhưng đảo nợ ngân hàng cũng mang đến nhiều ưu điểm tích cực như:
+ Đối với ngân hàng: giảm trích lập dự phòng rủi ro, tăng lợi nhuận, giảm nợ xấu và các khoản nợ quá hạn.
+ Đối với khách hàng: Gia hạn được thời hạn thanh toán nợ, giảm thiểu áp lực, giảm thiểu số lãi suất phát sinh do quá hạn, không bị chuyển thành nợ xấu và giúp doanh nghiệp có thêm chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện công việc đảo nợ từ các ngân hàng khi chắc chắn rằng hợp đồng vay vốn mới sẽ thành công, nếu cảm thấy xác suất vay được tiền từ hợp đồng vay vốn mới quá mong manh thì tốt nhất là không nên thực hiện công việc đảo nợ ngân hàng bởi rủi ro tiềm ẩn từ công việc này là rất lớn.
Trước khi tham gia đảo nợ, doanh nghiêp nên cân nhắc, suy xét thận trọng các rủi ro pháp lý. Nếu công ty gặp khó khăn, không trả được nợ, hãy thẳng thắn chấp nhận tình trạng đó và cùng ngân hàng cân nhắc biện pháp giải quyết, có thể là xử lý tài sản bảo đảm, để đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.