Nghị định 65/2016/NĐ-CP ban hành ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô; trung tâm sát hạch lái xe, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 65/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 | |
Ngày công báo: | 12/07/2016 | Số công báo: | Từ số 475 đến số 476 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
Điều kiện kinh doanh, cấp và thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô
Theo đó, cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải đáp ứng các điều kiện chung cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên dạy lái ô tô theo Nghị định số 65 như sau:
– Về điều kiện chung: Là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định và phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô.
– Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật: Có hệ thống phòng học chuyên môn gồm phòng học lý thuyết và phòng thực hành; có đầy đủ xe tập lái tương ứng với lực lượng đào tạo ghi trong giấy phép; có sân tập lái đáp ứng tiêu chuẩn; có chương trình, giáo trình và giáo án theo quy định.
– Điều kiện về giáo viên dạy lái ô tô: Giáo viên đủ chuẩn giáo viên trình độ sơ cấp, chuẩn nghiệp vụ sư phạm và cơ hữu 50% tổng số giáo viên của cơ sở. Trong đó:
+ Giáo viên dạy lý thuyết: Tốt nghiệp trung cấp trở lên các chuyên ngành phù hợp; trình độ tin học A trở lên; có Giấy phép lái xe đối với giáo viên dạy Kỹ thuật lái xe.
+ Giáo viên dạy thực hành: Tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ dạy trình độ sơ cấp; giáo viên dạy lái xe phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng; có giấy phép lái xe đủ từ 03 đến 05 năm trở lên; có giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
Bên cạnh đó, Nghị định 65/2016 quy định về thủ tục, hồ sơ cấp, cấp lại giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe; giấy phép xe tập lái và giấy phép đào tạo lái xe ô tô.
Điều kiện kinh doanh, cấp và thu hồi giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động
Tương tự thì Nghị định 65 năm 2016 cũng quy định các điều kiện chung, điều kiện cơ sở vật chất đối với trung tâm sát hạch lái xe.
Theo đó, trung tâm sát hạch lái xe được thành lập hợp pháp và phù hợp với quy hoạch, đồng thời phải đáp ứng điều kiện chung sau:
– Diện tích trung tâm sát hạch lái xe: Trung tâm loại 1 có diện tích không nhỏ hơn 35.000 m2; trung tâm loại 2 không nhỏ hơn 20.000 m2; trung tâm loại 3 không nhỏ hơn 4.000 m2.
– Có đủ phương tiện, thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cháy nổ;
– Đủ xe cơ giới dùng để sát hạch.
– Trang bị đầy đủ thiết bị sát hạch lý thuyết và thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình và trên đường.
Nghị định số 65/NĐ-CP còn hướng dẫn thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe.
Tải xuống Nghị định 65/2016/NĐ-CP
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về Nghị định 65/2016/NĐ-CP ban hành ngày 01/07/2016. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Nghị định này quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.
Nghị định này áp dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô, trung tâm sát hạch lái xe, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động có liên quan đến kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe tại Việt Nam.
Hệ thống phòng học chuyên môn
a) Bao gồm các phòng học lý thuyết và phòng học thực hành, bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với quy mô đào tạo theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
b) Cơ sở đào tạo lái xe ô tô với lưu lượng 500 học viên trở lên phải có ít nhất 02 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 02 phòng học Kỹ thuật lái xe; với lưu lượng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 03 phòng học Pháp luật giao thông đường bộ và 03 phòng học Kỹ thuật lái xe;
c) Phòng học Pháp luật giao thông đường bộ: Có thiết bị nghe nhìn (màn hình, máy chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình;
d) Phòng học Cấu tạo và sửa chữa thông thường: Có mô hình cắt bỏ động cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện; hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống phanh, hệ thống lái;
đ) Phòng học Kỹ thuật lái xe: Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (băng đĩa, đèn chiếu…); có hình hoặc tranh vẽ mô tả các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng lái…); có xe ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt);
e) Phòng học Nghiệp vụ vận tải: Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hóa, hành khách; có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng;
g) Phòng học Thực tập bảo dưỡng sửa chữa: Có hệ thống thông gió và chiếu sáng, bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; nền nhà không rạn nứt, không trơn trượt; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa; có tổng thành động cơ hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện; có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập;
h) Phòng điều hành giảng dạy: Có bảng ghi chương trình đào tạo, tiến độ đào tạo năm học, bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ quản lý đào tạo.