Xin chào Luật Sư. Sắp tới tôi có việc phải ra nước ngoài công tác. Tuy nhiên hiện nay tôi chưa thể làm hộ chiếu do công việc quá bận rộn không có đủ thời gian. Tôi nghe nói căn cước công dân gắn chip có thể sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu ở nước ngoài. Vậy thẻ căn cước công dân gắn chip thay thế được hộ chiếu hay không? Xin cảm ơn. Xin chào bạn! Để hiểu rõ hơn vấn đề mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Thẻ căn cước công dân gắn chip có thể thay thế hộ chiếu không?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Hộ chiếu là gì?
Theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Trên hộ chiếu gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Căn cước công dân gắn chip là gì?
Thẻ căn cước gắn chip hay thẻ căn cước điện tử (e-ID) là thiết bị nhận dạng thông minh cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.
Thẻ căn cước điện tử có thể nằm trong cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI), lưu trữ chứng nhận điện tử được mã hóa do nhà cung cấp PKI phát hành, cùng hàng loạt thông tin liên quan. Thẻ e-ID có thể cung cấp khả năng xác thực hai hoặc ba bước nếu được tích hợp dữ liệu nhận diện sinh trắc học.
Thẻ căn cước công dân gắn chip có thể thay thế hộ chiếu không?
Hộ chiếu hay passport là một loại giấy tờ tùy thân để xuất, nhập cảnh. Trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm cá nhân, quốc tịch của người được cấp.
Cụ thể, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 định nghĩa:
Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
Trên hộ chiếu sẽ gồm các thông tin như: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân…
Hiện nay, pháp luật quy định có 02 thứ được sử dụng thay cho hộ chiếu trong một số trường hợp là:
Thứ nhất là căn cước công dân
Tại khoản 2 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định:
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA cũng nêu rõ:
Ngôn ngữ khác trên thẻ Căn cước công dân là Tiếng Anh, là điều kiện để công dân Việt Nam sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu khi Việt Nam ký kết điều ước thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Như vậy, công dân có thể sử dụng Căn cước công dân thay cho hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Thứ hai, tài khoản định danh điện tử mức độ 2
Trên môi trường điện tử, danh tính điện tử là tập hợp dữ liệu số trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh cho phép xác định duy nhất một cá nhân.
Mỗi danh tính điện tử sẽ gắn với một tài khoản định danh; là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi Hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.
Tài khoản định danh điện tử sẽ có hai mức độ. Trong đó, khoản 2 Điều 5 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg quy định; tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có giá trị sử dụng tương đương Căn cước công dân; hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do bên sử dụng dịch vụ quyết định.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay thì Thẻ căn cước công dân gắn chip có thể thay thế hộ chiếu.
Việc không dùng hộ chiếu khi ra nước ngoài đã thực hiện được chưa?
Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có cơ sở pháp lý cho phép công dân sử dụng các Căn cước công dân; tài khoản định danh mức độ 2 thay thế hộ chiếu.
Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa ký bất kỳ thỏa thuận; hay hiệp ước nào với nước ngoài cho phép công dân hai nước sử dụng giấy tờ nhân thân khác thay thế hộ chiếu khi xuất, nhập cảnh.
Bên cạnh đó, việc đăng ký tài khoản định danh điện tử của công dân cũng chưa thực hiện được ngay do ứng dụng định danh điện tử hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng. Khi ứng dụng này hoàn thiện và phát hành; thì người dân mới có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng này.
Video hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu của Luật sư X
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề: “ Thẻ căn cước công dân gắn chip có thể thay thế hộ chiếu không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Hai bên thay đổi thời gian thử việc trong hợp đồng được hay không?
- Người nước ngoài có tham gia chơi casino ở Việt Nam được không?
- Hướng dẫn kê khai thuế TNCN cho người nước ngoài
- Quy cách và kỹ thuật chung của hộ chiếu
Câu hỏi thường gặp
– Thứ nhất: Hộ chiếu phổ Thông.
– Thứ hai: Hộ Chiếu Công Vụ.
– Thứ ba: Hộ Chiếu Ngoại Giao.
– Tại thành phố, thị xã không quá 7 ngày làm việc đối với trường hợp cấp thẻ. Còn với trường hợp cấp lại căn cước công dân sẽ khoảng 15 ngày.
– Tại các huyện miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày.
– Tại các khu vực còn lại trên cả nước không quá 15 ngày.
Căn cứ Thông tư 25/2021/TT-BTC, lệ phí cấp hộ chiếu (bao gồm hộ chiếu gắn chíp điện tử và hộ chiếu không gắn chíp điện tử) như sau:
– Cấp mới: 200.000 đồng;
Cấp lại do hỏng hoặc mất: 400.000 đồng.