Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê. Vậy thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là gì? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Các thuật ngữ cơ bản nhất trong bảo hiểm bạn nên biết
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.
Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm.
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.
Điểm tích cực của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là gì?
Trong bối cảnh đó, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đã có một số điểm sáng tích cực:
Thứ nhất, về quy mô thị trường: Đến hết năm 2019, toàn thị trường có 30 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ, 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài và 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm. Một số chỉ tiêu cơ bản của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong năm 2019 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định như: Tổng tài sản của các DNBH phi nhân thọ ước đạt 89.447 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ 2018.
Đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH phi nhân thọ ước đạt 46.591 tỷ đồng, tăng 10,1 % so với cùng kỳ 2018. Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của các DNBH phi nhân thọ ước đạt 52.387 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm gốc của các DNBH phi nhân thọ ước là 21.202 tỷ đồng, tăng 4,9% với cùng kỳ năm 2018.
Thứ hai, về cơ chế chính sách: Trong năm 2019, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2019/QĐ-TTg ngày 26/6/2019 về việc thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp. Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP).
Ngoài ra, các chính sách bảo hiểm khác như bảo hiểm tài sản công, bảo hiểm bảo lãnh thông quan cũng được triển khai nghiên cứu.
Thứ ba, các DNBH phi nhân thọ tiếp tục mở rộng địa bàn, mạng lưới kinh doanh: Năm 2019, các DNBH phi nhân thọ mở thêm hơn 9 chi nhánh; nâng tổng số chi nhánh lên đến 635; hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Các chi nhánh mới được thành lập đã tổ chức triển khai hoạt động kinh doanh, góp phần vào tăng trưởng doanh thu chung của toàn thị trường. Bên cạnh đó, 8 chi nhánh hoạt động không hiệu quả cũng được các DNBH thu hẹp để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Thứ tư, về công tác phát triển thị trường, đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm
Trong năm 2019, có khoảng trên 1.500 sản phẩm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe được các DNBH triển khai trên thị trường, cơ bản đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng đa dạng của các tổ chức, cá nhân; góp phần ổn định nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.
Đối với sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, Bộ Tài chính đã phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm sức khỏe theo đề nghị của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Đối với sản phẩm bảo hiểm vật chất xe ô tô, Bộ Tài chính chấp thuận đăng ký, thường xuyên giám sát việc tuân thủ quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô đã được Bộ Tài chính chấp thuận đăng ký.
Thứ năm, về công tác quản trị doanh nghiệp: Trong năm 2019, các DNBH phi nhân thọ đã đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận thay đổi 08 chức danh Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên; 06 chức danh Chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán – là các chức danh quản trị, điều hành quan trọng nhằm tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các vị trí quản trị, điều hành yêu cầu nghiệp vụ chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm như Trưởng Ban kiểm soát, Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh, Trưởng bộ phận nghiệp vụ cũng được các DNBH phi nhân thọ quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm.
Quy trình nghiệp vụ (phát triển sản phẩm sản phẩm, khai thác, giám định, bồi thường, tái bảo hiểm…) và hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ cũng được các DNBH phi nhân thọ quan tâm thường xuyên đánh giá, rà soát, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu theo quy định hiện hành, đồng thời tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác quản trị doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh, kiểm soát tình trạng nợ phí bảo hiểm.
Thứ sáu, năng lực tài chính của các DNBH phi nhân thọ tiếp tục được tăng cường: Trong năm 2019, đã có 04 DNBH phi nhân thọ có hồ sơ đề nghị tăng vốn điều lệ và được Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh tăng vốn điều lệ với tổng số vốn chấp thuận tăng lên là 1.526 tỷ đồng.
Theo ước tính, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các DNBH phi nhân thọ ước đạt 30.118 tỷ đồng, tăng 12,06% so với cùng kỳ 2018; tổng dự phòng nghiệp vụ thuộc trách nhiệm giữ lại của các DNBH phi nhân thọ ước đạt 21.638 tỷ đồng, tăng 0,07% so với cùng kỳ năm 2018.
Mời bạn xem thêm:
- Tại sao vay ngân hàng phải mua bảo hiểm nhân thọ?
- Những vụ lừa đảo của bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm nhân thọ có phải đa cấp không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là gì? Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về thuế và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như đăng ký bảo hộ logo, mẫu trích lục bản án ly hôn, tạm ngừng doanh nghiệp, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: https://www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Bảo hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm tự nguyện hướng tới con người và các đối tượng liên quan đến con người, như tai nạn, sức khỏe, hàng hóa (kho vận, tàu xe, tàu hàng,…), nhằm đảm bảo cho các rủi ro đó.
Bảo hiểm phi nhân thọ là bảo hiểm đảm bảo cho những rủi ro liên quan đến con người mang tính chất ngắn hạn và ổn định và độc lập với tuổi thọ của con người nên được chia thành các loại như sau: Bảo hiểm tài sản và Bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm hàng không; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm trách nhiệm; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; thiệt hại kinh doanh và Bảo hiểm bảo lãnh.