Mua, bán là một quan hệ pháp luật mà người mua và người bán; có những quyền và nghĩa vụ nhất định, thông qua quan hệ mua bán; làm phát sinh chấm dứt quyền sở hữu tài sản của các chủ thể. Theo đó, khi xác lập quan hệ mua bán sẽ làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản của bên bán; đồng thời làm phát sinh quyền sở hữu của bên mua đối với vật đó.. Hiểu được hợp đồng mua bán tài sản thông qua tình huống dưới đây của Luật sư X; để giao dịch mua bán thuận lợi hơn.
Tình huống về hợp đồng mua bán tài sản
Anh A ký hợp đồng mua bán căn hộ trung cư cao cấp khu đô thị mới Ecopark; với chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư; và phát triển đô thị Việt Hưng. Hợp đồng được ký kết vào ngày 1/ 02/ 2017. Ngày 11/02/ 2017; các bên hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với hợp đồng;
Anh A thanh toán toàn bộ giá trị căn hộ và nhận bàn giao căn hộ từ chủ đầu tư. Tại thời điểm nhận bàn giao căn hộ anh A không phát hiện ra điểm bất thường. Tuy nhiên, sau hai tháng vào căn hộ anh A phát hiện từng mảng tường; hồ bị bong tróc, trần nhà bị lở, khiến cả gia đình anh A được phen hoảng hồn. Anh A gọi điện cho bộ phận chăm sóc khách hàng của Công ty cổ phần; và đầu tư phát triển đô thị Việt Hưng để yêu cầu sửa chữa.
Hỏi: Nếu trong nội dung hợp đồng không đề cập đến nghĩa vụ bảo hành; anh A có được yêu cầu bên bán bảo hành, sửa chữa nhà cho mình không? Tại sao?
Giải quyết tình huống về hợp đồng mua bán tài sản
Trước tiên hiểu về hợp đồng mua bán là:
“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan”.
Phạm vi điều chỉnh của hợp đồng mua bán
Căn cứ vào quy định trên, có thể hiểu hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận của các bên. Theo đó bên bán sẽ chuyển giao tài sản; và quyền sở hữu tài sản cho bên mua, còn bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán theo thời gian, số lượng, phương thức mà các bên đã thỏa thuận. Hợp đồng mua bán tài sản là một loại hợp đồng dân sự thông dụng, phổ biến nhất.
Đối tượng áp dụng:
Hợp đồng mua bán tài sản chỉ được áp dụng đối những loại tài sản được phép mua bán theo quy định của pháp luật. Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản có thể là động sản; hoặc bất động sản, vật hoặc quyền tài sản,… Do đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản rất phong phú và rộng rãi. Vì vậy quy định của BLDS chỉ mang tính nguyên tắc chung, có thể dựa trên nguyên tắc chung này để xây dựng những quy định riêng.
Quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên
- Hợp đồng mua bán tài sản là một hợp đồng song vụ. Bởi trong quan hệ hợp đồng song vụ cả hai bên đều được xác định và có quyền và nghĩa vụ với nhau. Mà trong hợp đồng mua bán luôn tồn tại ít nhất hai bên là bên mua và bên bán. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ chuyển giao tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán; và quyền tài sản cho bên mua. Đồng thời có quyền yêu cầu bên mua nhận và thanh toán tiền mua vật; ngược lại bên mua thì có nghĩa vụ nhận và trả tiền cho bên bán; đồng thời có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao tài sản và nhận tiền bán tài sản.
- Hợp đồng mua bán tài sản là một hợp đồng có đền bù. Trong hợp đồng mua bán tài sản cả bên mua; và bên bán đều nhận được những lợi ích nhất định. Khoản tiền mà bên mua phải thanh toán cho bên bán chính là khoản đền bù về việc mua tài sản. Ngược lại, sau khi bỏ ra một khoản tiền nhất định để trả cho bên bán; bên mua cũng nhận được tài sản từ bên bán.
- Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng; nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản từ bên bán sang bên mua. Sau khi bên mua mua tài sản từ bên bán; không chỉ tài sản mà cả quyền sở hữu tài sản cũng được chuyển giao cho bên mua. Đây là căn cứ kế tục quyền sở hữu tài sản.
Cách giải quyết tình huống
Theo quy định tại Điều 447, BLDS năm 2015: “Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán; thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác; hoặc trả lại vật và lấy lại tiền”. Quyền yêu cầu bảo hành chỉ phát sinh cho anh A nếu các bên có thỏa thuận; hoặc do pháp luật quy định. Tuy nhiên, anh A và bên bán đã không thỏa thuận nghĩa vụ bảo hành; trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư cao cấp.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 85 Luật Nhà ở năm 2014 quy định : “Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua thì bên bán; bên cho thuê mua nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở”. Theo Khoản 2, Điều 85, Luật Nhà ở năm 2014 quy định thì nhà ở sẽ được bảo hành; kể từ khi hoàn thành việc xây dựng; và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn tối thiểu là 60 tháng đối với nhà chung cư.
Nội dung bảo hành bao gồm: “sửa chữa, khắc phục các hư hỏng khung, cột, dầm, sàn, tường, trần, mái, sân thượng; cầu thang bộ, các phần ốp, lát, trát, hệ thống cung cấp chất đốt; hệ thống cấp điện sinh hoạt, cấp điện chiếu sáng, bể nước; và hệ thống cấp nước sinh hoạt, bể phốt. Hệ thống thoát nước thải, chất thải sinh hoạt, khắc phục các trường hợp nghiêng, lún, nứt, sụt nhà ở; và các nội dung khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán” (Khoản 3, Điều 85, Luật Nhà ở năm 2014).
Như vậy A hoàn toàn có quyền yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ bảo hành; sửa chữa nhà chung cư cho mình, nghĩa vụ bảo hành trong tình huống này phát sinh do luật định. Nếu hỏng hóc xảy ra là do lỗi của bên thi công thì chủ đầu tư; có quyền yêu cầu bên thi công bảo hành theo quy định của pháp luật xây dựng.
Mời bạn xem thêm
- Phá hủy niêm phong tài sản đã kê biên bị xử lý như thế nào?
- Quy định về xử lý tài sản đã kê biên
- Mẫu hợp đồng mua bán tài sản công năm 2022
- Mẫu hợp đồng hủy bỏ hợp đồng thuê tài sản mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tình huống về hợp đồng mua bán tài sản“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng mua bán là phương tiện pháp lí tạo điều kiện cho công dân, tổ chức trao đổi hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng, sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, quan hệ mua bán phản ánh mối quan hệ kinh tế về trao đổi vật tư, sản phẩm giữa các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Từ đó tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân.
1. Tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.
2. Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán
Hình thức của Hợp đồng mua bán tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.