Đấu giá tài sản cũng là một loại hợp đồng mua bán tài sản. Đây là loại hợp đồng mua bán đặc biệt, khác với hợp đồng mua bán thông thường ở khâu xác định giá của tài sản. Việc xác định thỏa thuận về giá có sự tham gia của nhiều người mua; theo một trình tự quy định bảo đảm cho việc xác định giá bán cao nhất có thể. Cần xác định đúng quyền lợi và vai trò trong đấu giá. Tìm hiểu về người nào không có quyền mua bán tài sản đấu giá tại Luật sư X:
Căn cứ pháp lý
Người không có quyền mua tài sản đấu giá
Tình huống về mua tài sản đấu giá
“Trên sàn giao dịch đấu giá, pháp luật quy định thế nào về người có quyền và không có quyền mua đấu giá? Một công ty đấu giá chuyên nghiệp người đấu giá viên; thì anh chi em ruột và vợ con của anh chị em ruột có được tham gia đấu giá không. Nếu hai người tham gia mua hồ sơ mà thông đồng không đặt tiền cọc nhưng trên giấy tờ vẫn thể hiện. Lúc này công ty đó có sai phạm không? Mong luật sư giải đáp cho tôi với ạ”
Giải quyết tình huống về mua tài sản đấu giá
Pháp luật quy định về mua tài sản đấu giá như sau:
“2. Đấu giá viên là người được cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định tại Nghị định này.”
Quy định người không được tham gia đấu giá tài sản như sau:
“1. Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
2. Người làm việc trong tổ chức bán đấu giá tài sản, nơi thực hiện việc bán đấu giá tài sản đó, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người đó; người trực tiếp giám định, định giá tài sản, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người đó.
3. Người được chủ sở hữu ủy quyền bán tài sản; người ra quyết định tịch thu tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; người có thẩm quyền quyết định bán tài sản nhà nước; người ký hợp đồng thuê tổ chức bán đấu giá tài sản để bán đấu giá tài sản nhà nước; cá nhân, tổ chức có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật.
4. Người không có quyền mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Người không được tham gia mua tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật; về thi hành án dân sự;
b) Người không đủ điều kiện tham gia mua tài sản đối với một số loại tài sản; theo quy định của pháp luật về loại tài sản đó.
5. Người không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; người không thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”
Như vậy, theo quy định trên thì cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người làm việc; trong tổ chức đấu giá tài sản, nơi thực hiện bán đấu giá tài sản đó thì sẽ không đủ điều kiện để được tham gia đấu giá tài sản.
Căn cứ theo quy định đăng ký tham gia đấu giá tài sản như sau:
“1. Người tham gia đấu giá tài sản phải nộp phí tham gia đấu giá và khoản tiền đặt trước. Phí tham gia đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Khoản tiền đặt trước do tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận quy định nhưng tối thiểu là 1% và tối đa không quá 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá. Khoản tiền đặt trước được nộp cho tổ chức bán đấu giá tài sản.
2. Người tham gia đấu giá tài sản có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mặt mình tham gia đấu giá.
3. Trong trường hợp người tham gia đấu giá tài sản đã nộp khoản tiền đặt trước mua được tài sản bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trừ vào giá mua; nếu không mua được tài sản, thì khoản tiền đặt trước được trả lại cho người tham gia đấu giá tài sản sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá tài sản đã nộp khoản tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc bán đấu giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng thì khoản tiền đặt trước đó thuộc về tổ chức bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
Như vậy, người tham gia đấu giá tài sản phải nộp phí tham gia đấu giá; và khoản tiền đặt trước. Việc đăng ký tham gia đấu giá tài sản nếu chỉ ghi trên giấy tờ; mà không có khoản tiền đặt trước thì sau khi đấu giá tài sản. Khi phát hiện ra trong quá trình đấu giá tài sản có sự sai phạm về thủ tục; hoặc lập hồ sơ khống, hồ sơ sai sự thật thì hoàn toàn có thể bị hủy kết quả bán đấu giá tài sản.
Trường hợp hủy kết quả bán đấu giá
1. Kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy trong các trường hợp sau đây:
a) Do thỏa thuận giữa người có tài sản bán đấu giá, người mua được tài sản bán đấu giá; và tổ chức bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với tài sản thi hành án, thì còn phải có thỏa thuận của người phải thi hành án;
b) Hợp đồng bán đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá bị Tòa án tuyên bố vô hiệu; hoặc bị hủy theo quy định của pháp luật dân sự;
c) Kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy theo quy định; thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm
- Từ chối mua tài sản đã trúng đấu giá, tài sản đấu giá xử lý thế nào?
- Bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự
- Thủ tục thành lập công ty đấu giá tài sản
- Xử lý tiền cọc trong trường hợp từ chối mua tài sản đã trúng đấu giá
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Người không có quyền mua tài sản đấu giá“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hình thức đấu giá do tổ chức đấu giá và người người có tài sản đấu giá thỏa thuận lựa chọn một trong các hình thức:
Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;
Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá;
Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;
Đấu giá trực tuyến.
Thứ nhất, yêu cầu người có tài sản đấu giá ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, được nhận tài sản đấu giá, có quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đấu giá đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.
Người làm việc cho tổ chức bán đấu giá tài sản, thành viên hội đồng bán đấu giá, người giúp việc cho hội đồng bán đấu giá tham gia hoặc cho phép người không được tham gia đấu giá tài sản mà tham gia cuộc bán đấu giá phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.