Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Người lao động làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp có ký kết hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thuộc đối tượng tham gia BHYT theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Mỗi tháng người sử dụng lao động trích đóng 4% (trong đó, người sử dụng lao động đóng BHYT 3%, người lao đóng đóng 1%) trên mức lương đóng BHXH hàng tháng cho người lao động.
Tham khảo bài viết về chủ đề “Làm việc dưới 14 ngày có phải đóng BHYT không?” của Luật sư X.
Mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay
Bảo hiểm y tế hay bảo hiểm sức khỏe là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh.
Căn cứ theo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 có quy định:
Thứ nhất: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động), Mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.
Thứ hai: Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật, mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Ngoài người lao động và người sử dụng lao động đóng thì còn có một số nhóm như nhóm do Qũy bảo hiểm xã hội đóng, nhóm Ngân sách nhà nước đóng, Ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, nhóm tham gia theo hộ gia đình.
Làm việc dưới 14 ngày có phải đóng BHYT không?
Theo quy định tại Khoản 4, 5 và 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ngày 14/4/2017 quy định:
“ 4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”
Như vậy, theo quy định trên với câu hỏi nghỉ trên 14 ngày có phải đóng BHYT không sẽ tùy vào các sẽ có các trường hợp như sau:
Thứ nhất: Người lao động nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và vẫn hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHYT theo quy định.
Đây là trường hợp được áp dụng với người lao động nghỉ phép hằng năm. Cụ thể khoản 1 điều 113 Bộ luật lao động quy định như sau:
“ 1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.”
Do vậy, theo quy định của Bộ luật lao động thì với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi đáp ứng điều kiện trên thì người lao động được nghỉ phép hằng năm và được trả lương, do đó người lao động vẫn phải đóng bảo hiểm y tế.
Thứ hai: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHYT, nhưng NLĐ vẫn được hưởng BHYT
Trường hợp không may bị ốm đau, bệnh tật, theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động được nghỉ chế độ ốm đau:
- 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
- 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 – 30 năm;
- 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Trường hợp làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được nghỉ thêm 10 ngày tương ứng với từng trường hợp nêu trên. Ngoài ra, người lao động còn được nghỉ trên 180 ngày nếu mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
Thứ ba: Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động: Không phải đóng BHYT, mà cơ quan BHXH sẽ đóng BHYT cho NLĐ.
Đối với trường hợp nghỉ thai sản, số ngày nghỉ của người lao động sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Nghỉ khám thai: Tối đa 10 ngày
- Nghỉ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý: Tối đa 50 ngày
- Nghỉ sinh con: Ít nhất 04 tháng với lao động nữ; tối đa 14 ngày với lao động nam;
- Nghỉ khi thực hiện biện pháp tránh thai: Tối đa 15 ngày.”
Thứ tư: Người lao động nghỉ việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHYT; thời gian này không được tính để hưởng BHYT đối với người lao động.
Đối với trường hợp nghỉ việc từ 14 ngày trở lên mà không được hưởng lương thì người lao động không phải tham gia bảo hiểm y tế.
Tóm lại, Theo quy định tại Khoản 3 Điều 85 Luật BHXH năm 2014 thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Vì vậy, trường hợp thời gian không làm việc, không hưởng tiền lương là dưới 14 ngày làm việc trong tháng thì người lao động và Công ty nơi người lao động làm việc vẫn thuộc đối tượng tham gia và phải đóng BHXH tháng đó là phù hợp với quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
- Bảo hiểm y tế tự nguyện có được hưởng thai sản?
- So sánh bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể theo quy định mới
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: trích lục hộ tịch trực tuyến, thành lập công ty cổ phần, công ty tạm ngưng kinh doanh, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, giấy trích lục kết hôn, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam,trích lục khai tử bản chính, đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định trên để xét người lao động có được hưởng BHYT không khi nghỉ việc sẽ tách ra làm các trường hợp như sau:
Người lao động nghỉ việc không hưởng lương dưới 14 ngày:
Trường hợp người lao động nghỉ việc không hưởng lương dưới 14 ngày thuộc trường hợp được đóng BHXH bắt buộc đồng nghĩa với việc được đóng BHYT, do đó người lao động vẫn được hưởng BHYT theo quy định tại tháng nghỉ việc.
Người lao động nghỉ việc không hưởng lương trên 14 ngày:
Người lao động tại các đơn vị doanh nghiệp nghỉ việc trên 14 ngày không hưởng lương, không đóng BHXH sẽ không được hưởng chế độ BHYT trừ trường hợp
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Như vậy sẽ xảy ra hai trường hợp sau:
Người lao động nghỉ không hưởng lương trên 14 ngày làm việc/tháng do ốm đau, bệnh tật theo quy định của Pháp luật vẫn được hưởng BHYT (theo quy định tại Điều 5).
Người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên/tháng trên 14 ngày làm việc/tháng do các nguyên nhân cá nhân và nguyên nhân khách quan khác (VD: du lịch hoặc doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động) sẽ không được hưởng BHYT do không tham gia BHXH.
Như vậy, có thể thấy trường hợp người lao động nghỉ việc không lương vẫn có thể được hưởng BHYT tại tháng họ nghỉ việc nếu nghỉ do ốm đau, thai sản. Người lao động cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi cho mình khi đi khám chữa bệnh BHYT.
Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, 6 đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế bắt buộc bao gồm:
Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.
Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.
Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Nhóm tham gia Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Lưu ý: Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện không thuộc 6 đối tượng trên.
– 100% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở,…
– 95% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
– 80% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.