Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động, các doanh nghiệp phải đối mặt với sự đào thải là tương đối lớn. Qua đó, việc các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn đến tình trạng phá sản cũng ngày một nhiều hơn. Một khi các doanh nghiệp và hợp tác xã khi rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán; thì có quyền yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản và giải quyết theo quy định của pháp luật. Vậy “doanh nghiệp và hợp tác xã mất khả năng thanh toán” là gì?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Câu hỏi: Công ty của chú tôi hiện đang gặp khó khăn và đang lâm vào nguy cơ phá sane. Tôi nghe nói rằng để tuyên bố công ty phá sản; thì phải xác định được doanh nghiệp đó có mất khả năng thánh toán hay không. Vậy Luật sư có thể cung cấp cho tôi một vài thông tin để biết thêm; về vấn đề doanh nghiệp mất khả năng thánh toán này được không ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là gì?
Luật Phá sản chỉ áp dụng phá sản đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã; liên hệ hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo điều luật này; thì các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu đều có thể bị tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều là đối tượng áp dụng luật này; mà chỉ những doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mới thuộc đối tượng áp dụng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014:
“Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”.
Lý do duy nhất để xác định một doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản; là dựa trên việc doanh nghiệp, hợp tác xã đó có mất khả năng thanh toán nợ đến hạn hay không. Mất khả năng thanh toán; là biểu hiện trực tiếp của việc mất cân đối trong thu và chi của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Các dấu hiệu xác định doanh nghiệp và hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Doanh nghiệp và hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp bao gồm các dấu hiệu sau:
– Thứ nhất, khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được; là khoản nợ không có đảm bảo và khoản nợ có đảm bảo một phần. Như vậy, nếu khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ có đảm bảo; thì đây không được coi là dấu hiệu của việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
– Thứ hai, mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp không còn tài sản để trả nợ; mà mặc dù doanh nghiệp còn tài sản để trả nợ; nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chủ nợ; không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần.
– Thứ ba, pháp luật hiện hành không quy định một mức khoản nợ cụ thể nào; để xác định là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Do đó, không thể căn cứ vào khoản nợ ít hay nhiều; để xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán; mà căn cứ vào thời điểm trả nợ đã được các bên thỏa thuận trước đó. Cụ thể là trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
– Thứ tư, khoản nợ được coi là mất khả năng thanh toán; là khoản nợ mà chủ doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình.
– Thứ năm, khi xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; chỉ căn cứ vào việc doanh nghiệp không thanh toán được các khoản nợ trong kinh doanh (nợ thương sự).
Như vậy, doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán; khi doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đến hạn; (khoản nợ không có bảo đảm và khoản nợ có bảo đảm một phần); trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Chỉ khi doanh nghiệp có đầy đủ các dấu hiệu này; thì Tòa án mới ra quyết định mở thủ tục phá sản; theo yêu cầu của các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Doanh nghiệp và hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định mất khả năng thanh toán; là trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Luật Phá sản năm 2014 đã để một khoảng thời gian 03 tháng; kể từ ngày đến hạn thanh toán là hợp lý.
Vì đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp, hợp tác xã thay đổi lại yêu cầu của mình; như có thể chuyển việc tuyên bố phá sản sang mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Việc sửa lại mốc tính thời hạn là khi chủ nợ có yêu cầu (Luật Phá sản năm 2004) thành “kể từ ngày đến hạn thanh toán”; thể hiện tính khách quan khi xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Việc doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; hoàn toàn không phụ thuộc vào việc chủ nợ có yêu cầu thanh toán hay không; tức là không phụ thuộc vào hành vi đơn phương của chủ nợ; mà phụ thuộc vào chính thời hạn thanh toán của khoản nợ.
Nói cách khác, ngay cả khi chủ nợ không có yêu cầu; mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán khoản nợ sau 3 tháng kể từ ngày đến hạn; thì doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn bị xác định là mất khả năng thanh toán. Quy định như vậy sẽ tạo căn cứ pháp lý không chỉ cho chủ nợ có thể yêu cầu tiến hành thủ tục phá sản; mà bản thân doanh nghiệp, hợp tác xã cũng có thể tự yêu cầu tiến hành thủ tục phá sản.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “ Doanh nghiệp và hợp tác xã mất khả năng thanh toán” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Bảo hiểm nhân thọ có phải đa cấp không?
- Tại sao vay ngân hàng phải mua bảo hiểm nhân thọ?
Câu hỏi thường gặp
– Về khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ không có đảm bảo và khoản nợ có đảm bảo một phần. Nếu khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ có đảm bảo thì đây không được coi là dấu hiệu của việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Chỉ khi doanh nghiệp không thanh toán được khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần và bị chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần đòi thì mới xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
– Thứ hai, mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp không còn tài sản để trả nợ mà mặc dù doanh nghiệp còn tài sản để trả nợ nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chủ nợ không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần. Pháp luật không yêu cầu việc xác định hay phải có căn cứ chứng minh doanh nghiệp không có khả năng thanh toán bằng bảng cân đối tài chính… Như vậy, chỉ cần xác định là có khoản nợ và đến thời điểm tòa án quyết định việc mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp vẫn không thanh toán là tòa án có thể ra quyết định mở thủ tục phá sản.
– Tiêu chí mất khả năng thanh toán không phụ thuộc vào số lượng khoản nợ mà chỉ cần một khoản nợ. Bên cạnh đó, pháp luật cũng không quy định giới hạn các khoản nợ. Điều này có thể hiểu là bất kỳ khoản nợ nào dù là nợ lương, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, khoản nợ phát sinh từ hợp đồng… thì chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.
-Thời hạn phải thanh toán là 03 tháng giúp các doanh nghiệp chưa có khả năng thanh toán có thể tìm các phương án khác để thanh toán nợ đến hạn trước khi bị coi là lâm vào tình trạng phá sản. Điều này cho phép “con nợ” có thời hạn trễ hạn thanh toán sau khi chủ nợ có yêu cầu đòi nợ, đồng thời khắc phục tình trạng lạm dụng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản từ phía các chủ nợ như quy định cũ.
Luật Phá sản năm 2014 quy định mất khả năng thanh toán tức là doanh nghiệp, hợp tác xã “không thực hiện nghĩa vụ thanh toán” mà không phải là “không có khả năng thanh toán”.
Đây là điểm khác biệt cơ bản nhất về khái niệm doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong Luật Phá sản năm 2014 và cách hiểu về doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong Luật Phá sản năm 2004. Theo Luật Phá sản năm 2004, mất khả năng thanh toán không chỉ là hiện tượng doanh nghiệp, hợp tác xã không thanh toán được nợ mà nó còn thể hiện doanh nghiệp, hợp tác xã đang lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng, có nghĩa là không thể trả được nợ, không có lỗi thoát, trừ khi có sự can thiệp của Tòa án hoặc sự giúp đỡ của các chủ nợ. Nhưng việc quy định doanh nghiệp, hợp tác xã “không có khả năng thanh toán” là không chính xác, bởi doanh nghiệp, hợp tác xã có khả năng thanh toán nợ hay không, chỉ có thể căn cứ vào sổ sách, chứng từ. Chủ nợ chỉ có thể xác nhận rằng doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ, từ đó yêu cầu mở thủ tục phá sản, mà không thể kết luận rằng doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán nợ. Do đó, quy định như Luật Phá sản năm 2014 đã xác định chính xác và khách quan về doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán bằng hành vi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp.