Mới đây, Nghị định 38/2022/NĐ-CP đã được ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2022. Nghị định này quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, có một nội dung đáng chú ý đó là điều chỉnh địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng. Vậy cụ thể quy định này thế nào, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Nghị định 38/2022/NĐ-CP
Lương tối thiểu vùng là gì?
Mức lương tối thiểu vùng được xác định là là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận. Theo đó, trong mọi trường hợp người sử dụng lao động không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng này kể cả khi được sự đồng ý của người lao động.
Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp (theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019).
Thông thường mức lương này được điều chỉnh định kỳ vào ngày 01/07 hằng năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19 trong 2 năm liên tiếp là năm 2020 và 2021 mức lương tối thiểu vùng không tăng và được thực hiện theo mức lương công bố tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
Điều chỉnh địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022
Cụ thể, Nghị định 38/2022 điều chỉnh một số địa bàn thuộc các vùng I, II, III, IV như sau:
– Vùng I: Bổ sung thành phố Thủ Đức (do gộp Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).
– Các địa phương được chuyển từ vùng II lên vùng I: Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, huyện Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai.
– Các địa phương chuyển từ vùng III lên vùng II:
+ Thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
+ Thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;
+ Thành phố Vinh, thị xã Cửa lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An;
+ Thị xã Hòa Thành thuộc tỉnh Tây Ninh;
+ Thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long;
+ Thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu.
– Các địa phương được chuyển từ vùng IV lên vùng III:
+ Huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà thuộc tỉnh Quảng Ninh;
+ Huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nam Đàn, Nghĩa Đàn, Yên Thành, Đô Lương và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An;
+ Huyện Mang Thít thuộc tỉnh Vĩnh Long;
+ Huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu.
Quy định về mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu tháng
Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
Về mức lương tối thiểu tháng, Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng:
Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng.
Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng.
Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng.
Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng – 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Mức lương tối thiểu giờ
Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
Về mức lương tối thiểu giờ, quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.
Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động.
Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Điều chỉnh địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; , tạm dừng công ty, thành lập công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư?
- Của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng?
- Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng?
- Bị tai nạn lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất đảm bảo quyền lợi cao nhất cho người lao động tại doanh nghiệp.
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xoá bỏ; hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ; làm việc vào ban đêm; làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng đó. Khi doanh nghiệp có đơn vị; chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu cùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào; áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó….