Khi ký kết hợp đồng làm việc và hai bên đã thực hiện mọi điều khoản ghi trong hợp đồng, sau khi hoàn thành công việc, thực hiện mọi quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng, hai bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng để thống nhất hợp đồng đã thực hiện. Vậy, thanh lý hợp đồng được hiểu như thế nào? Có bắt buộc phải làm thanh lý hợp đồng không? Hãy tìm hiểu cùng Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Thanh lý hợp đồng là gì?
Hiện nay thuật ngữ thanh lý hợp đồng tuy không được ghi nhận trong Bộ Luật Dân sự 2015 nhưng cũng đã được ghi nhận tại các văn bản chuyên ngành như Luật Xây dựng 2014, sửa đổi, bổ sung 2020. Dù trong các văn bản pháp luật dân sự, thương mại không ghi nhận nhưng trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn hay thường xuyên sử dụng chế định “thanh lý hợp đồng” trong các giao dịch dân sự và thực hiện hợp đồng của mình nhằm chấm dứt và giải phóng các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng được giao kết.
Thanh lý hợp đồng là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế được quy định tại Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 trong Điều 28. Sau đó, khái niệm này được sửa đổi trong Bộ luật dân sự năm 2005 và mới nhất là Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể, ở Điều 422, thuật ngữ “thanh lý” được thay thế bằng “chấm dứt”.
Thanh lý hợp đồng là việc các bên ghi nhận những nội dung của hợp đồng đã được hoàn tất và những nội dung chưa được hoàn tất, đồng thời xác nhận lại khối lượng, chất lượng công việc cũng như các nghĩa vụ phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết.
Có bắt buộc phải làm thanh lý hợp đồng không?
Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về thanh lý hợp đồng cũng như các trường hợp thanh lý nhưng trên thực tế, việc thanh lý hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Khi các công việc theo hợp đồng được thực hiện xong;
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó;
- Hợp đồng bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ theo sự thỏa thuận của hai bên hoặc do sự kiện bất khả kháng;
- Khi hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện khi một bên ký kết hợp đồng là pháp nhân phải giải thể, phá sản hoặc là cá nhân đã chết;
Thanh lý hợp đồng nhằm mục đích:
- Về bản chất thì mục đích của việc thanh lý hợp đồng này sẽ giúp cho các bên theo hợp đồng xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và các nghĩa vụ của mình đến đâu, xác định trách nhiệm nào còn tồn đọng, dẫn đến hậu quả của việc đó là gì.
- Những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên trong hợp đồng đã thực hiện đầy đủ hoặc có thỏa thuận với nhau thì được xem như chấm dứt, đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn chưa thực hiện đầy đủ thì vẫn tiếp tục còn hiệu lực.
- Các bên cũng sẽ xác định cụ thể các trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trong trường hợp thanh lý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
- Giải phóng các nghĩa vụ mà các bên có nghĩa vụ đã thực hiện đối với bên có quyền, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.
Như vây, việc thanh lý hợp đồng chỉ là việc các bên tham gia hợp đồng có xác nhận lại với nhau những nội dung đã hoàn tất hoặc chưa hoàn tất, xác nhận lại công việc, nghĩa vụ giữa các bên chứ không chỉ là văn bản để các bên chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng. Thanh lý hợp đồng không có tính bắt buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, nên thanh lý hợp đồng để giúp ngăn những tranh chấp pháp lý không đáng có sau này.
Thực hiện thanh lý hợp đồng như thế nào?
Từ những phân tích ở trên có thể thấy, thanh lý hợp đồng không phải quy định bắt buộc. Nếu các bên có thỏa thuận thì thực hiện thanh lý hợp đồng theo thỏa thuận của các bên.
Trong trường hợp này, các bên sẽ soạn thảo dự thảo biên bản thanh lý hợp đồng đến khi đạt được thống nhất ý kiến của các bên thì sẽ tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng.
Sau khi thanh lý hợp đồng, quyền, nghĩa vụ của các bên thực hiện theo biên bản thanh lý này.
Riêng trường hợp đơn phương thanh lý hợp đồng, bên đơn phương cũng phải căn cứ vào các điều khoản tại hợp đồng trước đó. Theo đó, có hai trường hợp sau đây:
– Hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng: Căn cứ vào thỏa thuận này để bên đơn phương chấm dứt hợp đồng soạn biên bản thanh lý và gửi đến bên bị đơn phương chấm dứt hợp đồng. Lưu ý, thời gian thông báo cần phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc báo trước cho đối tác một khoảng thời gian nhất định.
– Hai bên không có thỏa thuận về thanh lý trong hợp đồng: Khi có nhu cầu, bên đơn phương thanh lý hợp đồng phải gửi biên bản thanh lý đến bên còn lại và nhận được sự đồng ý của bên đó. Nếu có thiệt hại xảy ra, hai bên cũng phải thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại…
Tải xuống mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thanh lý hợp đồng là gì?
- Biên bản thanh lý hợp đồng thương mại chuẩn và mới nhất
- Điều kiện, thủ tục thanh lý hợp đồng
hông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Có bắt buộc phải làm thanh lý hợp đồng không năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty Hà Nội ; xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; …. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, không có luật hay quy định nào bắt buộc 2 bên lập biên bản việc thanh lý hợp đồng. Và nội dung của biên bản cũng do 2 bên thoải mái thỏa thuận với nhau, miễn sao không trái với pháp luật nhà nước và đạo đức xã hội là được.
Vì đây là một văn bản mang tính chất dân sự – được lập nên qua sự thỏa thuận và được các bên chấp thuận ký kết nên nếu không đồng ý với các điều khoản nêu trong biên bản thanh lý hợp đồng này hoặc trong biên bản có những thông tin không đúng sự thật, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của bạn (ví dụ như về trợ cấp thôi việc, tiền phụ cấp, tiền lương,…), hoàn toàn có thể không đồng ý và không ký vào biên bản này, yêu cầu công ty lập một biên bản khác.
Việc ký biên bản thanh lý hợp đồng chỉ thể hiện việc người lao động đã bàn giao công việc, thiết bị,… cho công ty trước khi nghỉ việc, không có tính chất bắt buộc về mặt pháp lý. Nếu người lao động không ký vào biên bản nhưng thực tế đã bàn giao đầy đủ công việc, trang thiết bị lại cho công ty, thì vẫn được xác định và công nhận việc đã hoàn thành công việc, nghĩa vụ với công ty.