Hợp đồng chuyển giao công nghệ là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân khi chuyển giao cho nhau các đối tượng sở hữu công nghiệp, các giải pháp kĩ thuật, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kĩ thuật, bản vẽ, sơ đồ kĩ thuật…Khi ký kết hợp đồng cũng tức là hai bên đã xác lập giao dịch và khi xảy ra tranh chấp sẽ được xử lý theo quy định pháp luật. Mời bạn đọc tham khảo mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ dưới đây.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ là gì?
Hợp đồng chuyển giao công nghệ là hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân chuyển giao cho nhau các đối tượng sở hữu công nghiệp như bí quyết, kiến thức kĩ thuật về công nghệ, các giải pháp kĩ thuật, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kĩ thuật, bản vẽ, sơ đồ kĩ thuật… Việc chuyển giao công nghệ có thể được thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự hoặc thông qua việc góp vốn bằng giá trị công nghệ trong các dự án đầu tư.
Tùy theo đối tượng, nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệ về cơ bản bao gồm các thỏa thuận: kết quả áp dụng công nghệ; chất lượng công nghệ; thời hạn và địa điểm chuyển giao công nghệ; phạm vi và mức độ bí mật của công nghệ; các dịch vụ kĩ thuật, dịch vụ hỗ trợ, tư vấn công nghệ; hợp tác và cung cấp thông tin về công nghệ; giá cả; phương thức thanh toán; đào tạo liên quan đến công nghệ; trách nhiệm của các bên về bảo vệ công nghệ; nghĩa vụ hợp tác và thông tin của các bên. Hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản và phải đăng kí hoặc xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu pháp luật có quy định.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ được Bộ luật dân sự năm 1995 quy định thành một mục độc lập tại Phần thứ sáu Chương IlI – Chuyển giao công nghệ (từ Điều 809 đến Điều 828). Đến Bộ luật dân sự năm 2005, hợp đồng chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 757 Phần thứ sáu Chương XXXVI – Chuyển giao công nghệ.
Nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ
- Tên công nghệ được chuyển giao.
- Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm. Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:
Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
Máy móc, thiết bị đi kèm các đối tượng trên.
- Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
- Phương thức chuyển giao công nghệ. Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn một trong các phương thức sau
Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ kèm theo các phương thức khác.
Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Giá, phương thức thanh toán. Việc thanh toán được thực hiện bằng phương thức sau đây:
Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa trong đó bao gồm cả hình thức trả được tính theo từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra từ công nghệ chuyển giao;
Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Trường hợp góp vốn bằng công nghệ có sử dụng vốn nhà nước (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) phải thực hiện thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật.
Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh: Giá bán tịnh được xác định bằng tổng giá bán sản phẩm, dịch vụ mà trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ được chuyển giao (tính theo hóa đơn bán hàng) trừ đi các khoản sau: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có); chi phí mua bán các thành phẩm, bộ phận, chi tiết, linh kiện được nhập khẩu, mua ở trong nước; chi phí mua bao bì, chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, chi phí quảng cáo.
Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần: Doanh thu thuần được xác định bằng doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bằng công nghệ được chuyển giao, trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại;
Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận trước thuế của bên nhận: Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí hợp lý để sản xuất sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ chuyển giao đã bán trên thị trường. Các bên cũng có thể thỏa thuận thanh toán theo phần trăm lợi nhuận sau thuế;
+ Phương thức thanh toán khác do các bên thỏa thuận.
- Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
- Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
- Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
- Nội dung khác do các bên thỏa thuận
Tải xuống mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu hơp đồng thực hiện dự án khoa học và công nghệ
- Tội tổ chức đánh bạc công nghệ cao bị xử phạt như thế nào?
- Hậu quả của tội phạm công nghệ cao gây ra là gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, Xin giấy phép bay Flycam , Tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ bảo hộ logo công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Chuyển giao công nghệ được chia thành ba loại sau:
Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.
Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.
Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.
Trừ trường hợp chuyển giao công nghệ với hình thức chuyển giao công nghệ độc lập hoặc góp vốn bằng công nghệ phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ khác được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư.
Theo Điều 22 Luật chuyển giao công nghệ 2017, việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng