Nhãn hiệu là yếu tố để khách hàng, người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn sản phẩm. Trong quá trình nộp đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; khả năng sẽ có nhiều trở ngại phát sinh chẳng hạn nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ do tương tự gây nhầm lẫn với một hoặc một số nhãn hiệu đối chứng khác. Để khắc phục được trở ngại này, xin Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu từ chủ sở hữu nhãn hiệu đối chứng là một biện pháp hữu hiệu thường được lựa chọn. Vậy Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Nhãn hiệu là gì?
– Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, 2019; nhãn hiệu được giải thích là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
– Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân,…chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,… đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về sử dụng nhãn hiệu
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu nhãn hiệu không được chủ sở hữu sử dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày đăng ký; bất kỳ bên thứ ba nào cũng có quyền nộp đơn yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT) chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu đó.
Như vậy, bên cạnh việc trao quyền cho chủ nhãn hiệu theo Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009 và 2019 (Luật SHTT); pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng thiết lập nghĩa vụ buộc chủ nhãn hiệu phải tuân thủ, đó là, nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký. Nói cách khác, sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký là trách nhiệm của chủ sở hữu nhãn hiệu. Muốn duy trì hiệu lực của nhãn hiệu, ngoài việc gia hạn hiệu lực trước khi hết hạn, chủ nhãn hiệu phải tiến hành sử dụng nó trong thương mại trong một khoảng thời gian luật định. Không tuân thủ quy định này có thể khiến nhãn hiệu đối mặt với nguy cơ bị chấm dứt hiệu lực với lý do không sử dụng.
Chế định này, một mặt, đặt ra yêu cầu cho chủ nhãn hiệu phải tuân thủ để duy trì quyền của họ đối với nhãn hiệu; mặt khác, thiết lập một cơ chế cho phép loại bỏ các nhãn hiệu tồn tại trên đăng bạ nhãn hiệu nhưng không được sử dụng trên thực tế; hoặc ngăn chặn nạn đăng ký đầu cơ nhãn hiệu để ngăn cản bất hợp lý những nhãn hiệu tương tự tham gia thị trường
Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THƯ ĐỒNG Ý
(V/v: Cho phép sử dụng nhãn hiệu)
Kính gửi:
– Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
– Qúy công ty …..;
– Qúy Khách hàng, Qúy đối tác của Công ty ……
Tôi/Chúng tôi là: ………………………………………………………………………………………………………
Căn cước công dân số:……………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………….
Hiện tại tôi/chúng tôi là chủ sở hữu của nhãn hiệu:“………………….” đã được đăng ký tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số ……… do Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp ngày …/…./………. đối với nhóm sản phẩm: Nhóm …. (Gửi kèm Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu).
Vừa qua, Tôi/Chúng tôi nhận được đề nghị của Quý Công ty về việc xin phép sử dụng nhãn hiệu này tại Việt Nam.
Nay, bằng Văn bản này Tôi/Chúng tôi đồng ý cho phép Quý Công ty được sử dụng nhãn hiệu “…………………”tại Việt Nam. Theo đó, Quý Công ty được phép: Gắn nhãn hiệu lên hàng hoá, dịch vụ, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; sử dụng nhãn hiệu trong phần tên doanh nghiệp của Quý Công ty và các hoạt động khác (nếu có).
Tôi/Chúng tôi cam kết sẽ không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu “………………….”của Quý Công ty.
Trân trọng./.
Nơi nhận: Như trên;Lưu VT. | Chủ sở hữu nhãn hiệu (Ký, ghi rõ họ tên) |
Tải xuống Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu
Hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu của người khác bị xử lý như thế nào?
Khoản 2, điều 213, Luật sở hữu trí tuệ có quy định: Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
Như vậy, hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu của người khác vào sản xuất, kinh doanh là hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giá giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
Theo quy định tại điều 11, nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Điều 11. Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:
a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
12. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 500.000.000 đồng.
13. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều này nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
b) In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa;
c) Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp;
d) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
14. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp quy định tại Khoản 1 và Khoản 13 Điều này trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm.
15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa.
Hành vi trên có thể bị xử phạt với mức phạt:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm có thể phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm
b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm, kể cả hoạt động thương mại điện tử đến ba tháng đối với hành vi vi phạm
Và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm; buộc tiêu hủy yếu tố vi phạm, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm không loại bỏ được yếu tố vi phạm
b) Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại hàng hóa, vi phạm đối với hành vi vi phạm
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu xâm phạm sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa đối với hành vi vi phạm
d) Buộc loại bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm trên phương tiện quảng cáo, trang tin điện tử hoặc thay đổi, thu hồi tên doanh nghiệp, tên miền chứa yếu tố vi phạm
đ) Thu hồi về ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi xâm phạm mà có đối với các hành vi vi phạm
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh năm 2022
- Mẫu hợp đồng tặng cho căn hộ nhà chung cư mới năm 2022
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu ″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ; thành lập công ty ; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
– Tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ sẽ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu này đã bị trùng hoặc cá nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất chính.
– Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện. Theo đó, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tương tự như bạn, trong cùng lĩnh vực. Điều này giúp sản phẩm của bạn là độc quyền trên thị trường. Góp phần hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng.
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Điển hình nhất là hành vi sử dụng logo, nhãn hiệu tương đương trong cùng lĩnh vực. Nếu không đăng ký nhãn hiệu, sẽ rất khó để bạn đòi lại quyền lợi của mình. Ngược lại, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là căn cứ pháp lý vững chắc chống lại hành vi trên. Chính vì vậy, hãy nhanh chóng đăng ký ngay hôm nay nhé.
Giả sử sản phẩm có cùng chức năng; bạn sẽ chuộng sản phẩm có nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa đăng ký? Chắc rằng đa số trong các bạn sẽ trả lời rằng; mình sẽ ưu tiên cho sản phẩm đã đăng ký hơn. Đây là tâm lý chung của khách hàng khi mua sắm. Bởi lẽ sản phẩm mang nhãn hiệu đăng ký sẽ hạn chế tình trạng làm giả, làm nhái hơn. Đồng thời việc đăng ký bảo hộ cho thấy sự chuyên nghiệp của nhà cung cấp.