Chào Luật sư, em gái tôi có ý định vay tiền của một tổ chức tín dụng để mua nhà. Tổ chức tín dụng yêu cầu phải có tài sản bảo đảm và phải ký Hợp đồng bảo đảm tiền vay. Tôi không hiểu rõ hợp đồng bảo đảm tiền vay có những nội dung gì? Luật sư có thể tư vấn giúp tôi về các điều khoản của hợp đồng này được không? và cách viết hợp đồng này như thế nào? Cảm ơn Luật sư
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng bảo đảm tiền vay là gì?
Hợp đồng bảo đảm tiền vay là văn bản pháp lý thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng; và người đi vay. Đây chính là cơ sở pháp lý; trong đó quy định cụ thể các điều khoản mà hai bên đã thoả thuận để thực hiện việc cho vay; quản lý và sử dụng khoản vay, tài sản bảo đảm, phương thức thu hồi nợ; biện pháp xử lý tài sản bảo đảm và phương thức giải quyết tranh chấp (nếu có).
heo pháp luật hiện hành, hợp đồng bảo đảm tiền vay bao gồm:
– Hợp đồng thế chấp tài sản.
– Hợp đồng cầm cố tài sản.
– Hợp đồng cầm cố thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay.
– Hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản (không gắn liền với quyền sử dụng đất).
– Văn bản bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể; bằng tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn.
– Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
– Hợp đồng cho bên thứ ba cầm cố thế chấp.
Quy định chung về bảo đảm tiền vay
Trong trường hợp bên vay không thực hiện; hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên cho vay (trái chủ) sẽ xử lí tài sản bảo đảm; và số nợ bên vay phải trả được trừ vào giá trị tài sản được xử lí. Do đó, đối tượng bảo đảm tiền vay có thể là tài sản; hoặc quyền tài sản trị giá được bằng tiền. Bảo đảm tiền vay là một dạng của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; được thực hiện thông qua các hình thức như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ ba.
Ở Việt Nam theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015; các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đều có ý nghĩa bảo đảm để khấu trừ nghĩa vụ. Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro; tạo cơ sở kinh tế và pháp lí để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
Do các biện pháp bảo đảm tiền vay ngoài mục đích khấu trừ nghĩa vụ trả nợ tiền vay còn nhằm phòng ngừa rủi ro nên các biện pháp bảo đảm tiền vay được quy định gồm hai loại: Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản và các biện pháp phi tài sản.
Biện pháp, bảo đảm tiền vay bằng tài sản gồm: cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay; bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có đảm bảo bằng tài sản gồm: tổ chức tín dụng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có đảm bảo bằng tài sản; tổ chức tín dụng thực hiện chỉ định cho vay của Chính phủ (đối với tổ chức tín dụng nhà nước); bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức, đoàn thể chính trị – xã hội trong trường hợp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay.
Trong quá trình đổi mới hoạt động của hệ thống tín dụng, pháp luật Việt Nam ngày càng mở rộng quyền của các tổ chức tín dụng trong việc lựa chọn biện pháp đảm bảo tiền vay. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào bảo đảm tiền vay và việc xử lí tài sản bảo đảm tiền vay của các bên.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo đảm tiền vay
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay, và kết quả của quá trình kiểm tra, thẩm định các thông tin về khách hàng vay vốn và tài sản bảo đảm, ngân hàng và khách hàng cùng nhau thoả thuận soạn thảo hợp đồng bảo đảm tiền vay. Hợp đồng bảo đảm tiền vay do các bên soạn thảo bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Phạm vi bảo đảm (số tiền nợ gốc, lãi vay, các khoản phí…)
- Đối tượng tài sản dùng làm bảo đảm (đặc điểm, giá trị …)
- Hình thức bảo đảm tiền vay (cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay).
- Bên giữ tài sản và giấy tờ về tài sản.
- Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng bảo đảm.
- Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm.
- Phương thức xử lý tài sản bảo đảm.
- Giải quyết tranh chấp phát sinh.
- Những thoả thuận khác.
- Hiệu lực của hợp đồng.
Tải xuống mẫu hợp đồng bảo đảm tiền vay mới năm 2022
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm
Thứ tự ưu tiên thanh toán nghĩa vụ; bằng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm chỉ phải đặt ra trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau.
Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ khác nhau; thì một trong các bên nhận bảo đảm có quyền xừ lý tài sản nếu nghĩa vụ; mà họ là bên có quyền đến hạn mà không được thực hiện. Các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn; và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lí tài sản.
Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản; nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thoả thuận khác. Nếu các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn; thì có thể thoả thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác; để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.
Khi xử lý tài sản trong trường hợp nói trên; cần phải xác định thứ tự ưu tiên thanh toán cho các bên cùng nhận bảo đảm theo quy định tại Điều 308 Bộ luật dân sự năm 2015.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hợp đồng bảo đảm tiền vay mới năm 2022″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ; thành lập công ty ; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng bảo đảm tiền vay được xác lập dựa trên hai căn cứ, đó là:
– Cơ sở pháp lý dựa trên các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng của Chính phủ, các bộ ngành, ngân hàng Nhà nước; các quy định nội bộ (nếu có).
– Cơ sở thực tiễn: Tùy vào trường hợp cụ thể mà hợp đồng bảo đảm tiền vay được xác lập dựa trên:
Hồ sơ vay vốn/ giấy yêu cầu bảo lãnh và kết quả thẩm định.
Các giấy tờ văn bản khác theo quy định của pháp luật.
Sự thoả thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay được giải chấp trong các trường hợp:
– Hợp đồng hết hạn, các khoản nợ gốc và lãi đã được trả đầy đủ bởi bên vay.
– Hợp đồng tín dụng chấm dứt trước thời hạn, các khoản nợ gốc và lãi đã được hoàn trả đầy đủ.
– Các trường hợp khác theo luật định.
Thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng là việc bên vay vốn (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt lãi quá hạn) đối với bên cho vay (gọi là bên nhận thế chấp ) và không chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp