Cha mẹ cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ, thể hiện tình thần trách nhiệm, sự gắn kết giữa cha hoặc mẹ đối với con của mình. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc, liệu cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ngoài giá thú hay không?
Trong bài viết này, Luật sư X sẽ chia sẻ với bạn đọc quy định của pháp luật về cấp dưỡng cho con ngoài giá thú.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Con ngoài giá thú là gì ?
Con ngoài giá thú là từ ngữ được sử dụng phổ biến trên thực tế. Tuy nhiên, hiện pháp luật không có định nghĩa về con ngoài giá thú là gì.
Theo cách hiểu thông thường, có thể hiểu con ngoài giá thú là con không được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp.
Cha, mẹ có phải cấp dưỡng cho con ngoài giá thú không?
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác; để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình; mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng; trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Căn cứ Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Theo quy định trên, trong trường hợp cha mẹ không sống chung với con; hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng. Cụ thể là phải cấp dưỡng con chưa thành niên (con dưới 18 tuổi); con đã thành niên nhưng mắc các bệnh dẫn đến không có khả năng lao động; và không có tài sản để tự nuôi mình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ gắn liền nhân thân. Do đó, không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Đây là nghĩa vụ thiêng liêng, thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự gắn kết giữa cha mẹ con.
Điều luật trên quy định cấp dưỡng giữa cha mẹ với con; và không có sự phân biệt giữa con trong giá thú và con ngoài giá thú. Vì vậy, khi không trực tiếp nuôi dưỡng con ngoài giá thú; thì cha, mẹ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của điều luật.
Mức cấp dưỡng cho con ngoài giá thú
Về mức cấp dưỡng cho con được quy định tại Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 :
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Hiện tại, pháp luật chưa có quy định cha, mẹ đứa trẻ ngoài giá thú phải cấp dưỡng tối thiểu hay tối đa là bao nhiêu. Mà mức cấp dưỡng được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa cha hoặc mẹ với người đang trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ. Căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng; chi phí hợp lý cho các nhu cầu thiết yếu như ăn, uống, học tập, vui chơi,…
Trong trường hợp không thỏa thuận được mức cấp dưỡng; thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào khả năng thực tế của cha hoặc mẹ đứa trẻ; để đưa ra mức cấp dưỡng. Tuy nhiên, chính vì chữ tùy vào khả năng thực tế của người được cấp dưỡng; mà mức cấp dưỡng mỗi trường hợp, mỗi nơi một kiểu.
Phương thức cấp dưỡng cho con ngoài giá thú
Phương thức cấp dưỡng rất đa dạng, phong phú. Có thể cấp dưỡng bằng tiền mặt, hiện vật, giấy tờ có giá,…tùy thuộc vào thỏa thuận hoặc bản án, quyết định của Tòa. Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng; trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế. Mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú
Câu hỏi thường gặp
Con ngoài giá thú có đầy đủ các quyền của con người như quyền cư trú; học tập; quyền bất khả xâm phạm thân thể, sức khỏe; được bảo vệ danh dự nhân phẩm; bí mật thư tín điện thoại điện tín,…Ngoài ra, sau khi được hoàn thiện thủ tục xác nhận cha mẹ cho con thì con ngoài giá thú có thêm các quyền như được cha mẹ cấp dưỡng, được thừa kế di sản của cha mẹ,…
Con ngoài giá thú có thể mang họ cha.
Cụ thể, khi làm giấy khai sinh cho trẻ tại UBND cấp xã, cha mẹ có thể tiến hành thủ tục nhận cha cho trẻ. Khi đó, trong sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh của trẻ có đầy đủ tên cha và mẹ. Do đó, cha mẹ có thể đặt tên trẻ theo họ của cha.
Căn cứ Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình 2014, có thể yêu cầu tòa án xác định cha cho con. Hồ sơ để yêu cầu xác định cha cho con bao gồm:
– Đơn yêu cầu xác đinh cha cho con;
– Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của mẹ;
– Giấy khai sinh của con;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con.