Chào Luật sư, tôi nghe nói nếu như một giao dịch dân sự mà không tuân thủ quy định về hình thức thì có thể bị tuyên vô hiệu. Như vậy có đúng không? Hiện nay đã có những bản án giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức nào? Bản án giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức có hiệu lực từ khi nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Bản án giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức như thế nào? Để giải đáp thắc mắc của bạn, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?
Giao dịch dân sự vô hiệu: giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015 thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Điều 117 Bộ luật quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch về chủ thể; về ý sự thể hiện ý chí của chủ thể, về mục đích và nội dung của giao dịch; và về hình thức của giao dịch nếu pháp luật có quy định hình thức bắt buộc của một giao dịch nào đó thì hình thức này là điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Những quy định về sự vô hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập trật tự kỉ cương xã hội ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm an toàn pháp lí cho các chủ thể trong giao lưu dân sự.
Hình thức của giao dịch dân sự
Theo Điều 119 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lợi nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng vãn bản.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 119 nêu trên: “Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy đinh đó”. Ví dụ, như giao dịch chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính (khoản 3 Điều 188 Luật đất đai năm 2013).
Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Theo Điều 129 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu”.
Theo quy định trên, giao dịch dân sự vi phạm điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 129 Bộ luật dân sự. Theo nguyên tắc, giao dịch vi phạm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự, cụ thể là vi phạm khoản 2 Điều này thì vô hiệu.
Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Bản án giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức như thế nào?
Bản án giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức: tuyên hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu
Tóm tắt
Bản án số 106/2019/DS-PT tại Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp về “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất”.
- Nguyên đơn: Chị Đỗ Thị T
- Bị đơn: Ông Phan Hữu H
- Người kháng cáo: Bị đơn Phan Hữu H
Nội dung vụ án
Nguyên đơn trình bày
Ngày 07/08/2013, chị T đã ký giấy tay chuyển nhượng với ông H phần đất có diện tích 100m2, giá chuyển nhượng là 300.000.000 đồng. Khi ký giấy chuyển nhượng chị T đã giao trước 100.000.000 đồng và sẽ giao nốt 200.000.000 đồng khi ông H sang tên cho chị T. Ông H thuận miệng hứa trong 60 ngày sẽ sang tên cho chị H nhưng từ đó đến nay ông vẫn chưa thực hiện.
Nay chị T yêu cầu hủy giấy ký tay và đòi ông H hoàn trả lại số tiền 100.000.000 đồng. Bên cạnh đó phải trả lãi cho số tiền đó, tính đến ngày xét xử là 63 tháng 22 ngày, với lãi suất 0,75%. Tổng số tiền là 147.800.000 đồng.
Chị T yêu cầu ông H trả lại phí tạm ứng chi phí xét xử tại chỗ và định giá 3.562.000 đồng cho mình. Chị T đồng ý trả lại ông H bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông H.
Bị đơn trình bày
Ông H xác nhận đã ký giấy chuyển nhượng viết tay như chị T đã nêu.
Do không có tiền nên ông H chưa sang tên cho chị t và ông nói ông không hứa 60 ngày sẽ sang tên cho chị. Ông chỉ nói khi nào bán được phần đất kế bên đất chuyển nhượng sẽ có tiền và sang tên cho chị T.
Ông h không đồng ý trả lại số tiền 100.000.000 đồng và số tiền lãi. Nếu chị t không đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng thì mất 100.000.000 đồng. Còn nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng thì phải giao nốt số tiền 200.000.000 đồng còn lại.
Nhận định của Tòa
Xác nhận hợp đồng chuyển nhượng ký tay và chị T đã giao 100.000.000 đồng trước cho ông H.
Xét thấy hợp đồng giữa hai bên không tuân thủ về mặt hình thức theo quy định tại Điều 134, 689 Bộ luật dân sự 2005. Do đó không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của ông H.
Xét thấy ông H không hoàn trả lại số tiền cùng lãi là không có căn cứ theo quy định tại Điều 137 bộ luật dân sự 2005.
Tòa tuyên xử
Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông H
Giữ nguyên bản án sơ thẩm:
- Chấp nhận 1 phần yêu cầu của chị T về hủy hợp đồng chuyển nhượng ký tay.
- Tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng đất vô hiệu.
- Buộc ông H phải bồi thường tổng số tiền 123.900.000 đồng cho chị T.
- Chị T có trách nhiệm trả lại bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông H.
Trên đây chỉ là một ví dụ về bản án giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức. Thực tế, đối với những giao dịch dân sự có quy định về hình thức thì rất cần được tuân thủ đúng với luật.
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Về nguyên tắc; giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập. Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa xác lập giao dịch; nếu giao dịch chưa được thực hiện thì các bên không được thực hiện giao dịch đó. Nếu giao dịch đã được thực hiện toàn bộ hay một phần thì các bên không được tiếp tục thực hiện giao dịch; và phải hoàn trả cho nhau những lợi ích vật chất đã nhận của nhau. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó
- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do BLDS; hoặc luật khác có liên quan quy định.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
- Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân mới năm 2022
- Đơn xin giải thể hợp tác xã mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Bản án giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức như thế nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin trích lục quyết định ly hôn, dịch vụ bảo hộ logo công ty, giải thể công ty tnhh 2 thành viên; dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là hai năm, kể từ ngày giao dịch được xác lập đối với các giao dịch dân sự được xác lập do người không đủ năng lực hành vi, do nhầm lẫn, đe dọa, lừa dối, do không tuân thủ các quy định bắt buộc về hình thức. Những giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, thời hạn tuyên bố giao dịch vô hiệu không bị hạn chế.
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội cùng những hậu quả pháp lí của giao dịch vô hiệu dạng này. Vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội bao gồm nội dung, mục đích của giao dịch trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Chỉ những giao dịch pháp luật quy định bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản, phải có chứng thực, chứng nhận, đăng kí hoặc xin phép mà các bên không tuân thủ quy định này mới bị vô hiệu. Khi các bên không tuân thủ các quy định này thì vô hiệu, trừ những trường hợp do luật định.