Xét xử vụ án hình sự là một giai đoạn độc lập trong tố tụng hình sự Việt Nam. Cơ sở pháp lý làm phát sinh thủ tục phúc thẩm chính là việc có kháng cáo, kháng nghị. Việc thực hiện giải quyết kháng cáo, kháng nghị được thực hiện tại phiên tòa phúc thẩm và được thực hiện trong một thời hạn, thời gian mà pháp luật quy định. Vậy, để có thể hiểu được thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là bao lâu? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Ý nghĩa của xét xử vụ án hình sự.
– Thông qua việc thực hiện công tác xét xử, phát hiện và sửa chữa sai lầm của tòa án cấp dưới, tòa án cấp phúc thẩm hướng dẫn tòa án cấp dưới giải thích và vận dụng đúng pháp luật. Bản án sơ thẩm là một hình thức án mẫu để học tập và rút kinh nghiệm cho việc xét xử.
– Vì vậy, giai đoạn xét xử sơ thẩm còn có ý nghĩa bảo đảm việc áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất Xét xử sơ thẩm sửa chữa những sai lâm trong việc giải quyết vụ án
– Tòa án cấp sơ thẩm khi kiểm tra tính họp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm và trong quá trình xét xử lại vụ án, xét lại quyết định sơ thẩm có khả năng phát hiện những sai lầm, thiếu sót trong việc giải quyết vụ án của tòa án cấp sơ thẩm và khắc phục, sửa chữa những sai lầm, thiếu sót đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, qua đó bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của cá nhân.
Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là gì?
Xét xử phúc thẩm là giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị nhằm khắc phục sai lầm của tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật bảo vệ lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức cá nhân.
Pháp luật quy định nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm phúc thẩm nhằm đảm bảo cho tòa án xét xử đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Do đó, bản án, quyết định sơ thẩm sẽ chưa có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án hoặc ra quyết định mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị để xét xử lại hoặc xét lại ở cấp phúc thẩm. Theo đó, khi không đồng ý với quyết định tại bản án sơ thẩm, việc kiểm sát, bị cáo, bị hại, đương sự có quyền tiến hành khiếu nại, kháng nghị để tòa án phúc thẩm tiến hành xem xét lại bản án.
Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự.
Hiện nay, việc xét xử phúc thẩm vụ án hình sự phải được tiến hành trong một khoảng thời gian do pháp luật quy định nhằm đảm bảo được việc vụ án sẽ được giải quyết, tránh tình trạng dồn ứ, chậm tiến hành xét xử lại khiến cho quyền và lợi ích của đương sự không được đảm bảo. Theo đó, thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định như sau:
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
- Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
b) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.
- Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Như vậy có thể thấy rằng, thời gian xét xử phúc thẩm vụ an hình sự được pháp luật quy định một cách đầy đủ và cụ thể nhằm đảm bảo cho việc phiên tòa phúc thẩm phải được mở để giải quyết kháng cáo, kháng nghị từ những chủ thể có yêu cầu để vừa đảm bảo được lợi ích của họ được giải quyết vừa đảm bảo cho việc xem xét lại vụ án nhằm xử đúng người đúng tội, tránh sai sót trong quá trình phiên tòa sơ thẩm tuyên sai.
Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được pháp luật quy định một cách cụ thể, còn thời gian xét xử phúc thẩm vụ an hình sự sẽ căn cứ vào tình tiết của vụ án, căn cứ vào quá trình thảo luận và xem xét của thẩm phán, hội đồng xét xử… thì thời gian của mỗi vụ xét xử phúc thẩm đối với vụ án nghiêm trọng hay không quá nghiêm trọng sẽ có phần khác nhau.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Đơn xin khám lại nghĩa vụ quân sự mới năm 2022
- Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân mới năm 2022
- Đơn xin giải thể hợp tác xã mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Thời gian xét xử phúc thẩm vụ an hình sự″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được quy định tại Điều 344 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
2. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.
3. Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.
4. Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.
Trường hợp người kháng cáo chỉ rút một phần kháng cáo trước khi mở phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo khác thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo đã rút.