Khi tham gia giao thông, trong một số trường hợp người điều khiển phương tiện vẫn được phép rẽ phải ngay cả khi đèn tín hiệu giao thông đang hiện màu đỏ mà không vi phạm pháp luật. Thực tế có rất nhiều người chưa nắm rõ những trường hợp được phép rẽ phải khi gặp đèn đỏ. Do đó, họ đã vi phạm lỗi vượt đèn đỏ và bị xử phạt hành chính. Vậy, những trường hợp nào bạn được phép rẽ phải khi gặp đèn đỏ? Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, Luật sư X sẽ giải đáp thông qua bài viết dưới đây .
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về đèn tín hiệu
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 thì hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn. Trong đó, tín hiệu đèn giao thông có ba màu, cụ thể là:
Tín hiệu xanh
Bạn được phép đi.
Tín hiệu đỏ
Bạn phải dừng lại trước vạch dừng xe và không được đi tiếp. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe” thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Tín hiệu vàng
- Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ màu xanh sang đỏ.
- Khi tín hiệu vàng bật sáng thì bạn phải dừng lại trước vạch dừng; trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
- Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì bạn phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy thì bạn được đi. Nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. Trường hợp đã tiến sát đến hoặc vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau. Vì vậy, bạn cần chú ý nắm chắc các quy định về tín hiệu đèn giao thông để không bị mắc lỗi và xử phạt vi phạm hành chính.Rẽ phải khi gặp đèn đỏ
Một số trường hợp được rẽ phải khi gặp đèn đỏ
Như vậy, khi gặp đèn tín hiệu đỏ thì bạn có nghĩa vụ phải dừng lại. Tuy nhiên, bạn vẫn được phép rẽ phải khi gặp đèn tín hiệu đỏ, trong một số trường hợp sau:
Trường hợp 1
Bạn được phép rẽ phải theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông khi gặp đèn đỏ:
Tại điều 4 Quy chuẩn 41 năm 2019 quy định về thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu. Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, bạn phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ từ, mà đầu tiên là hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Theo đó, khi đèn tín hiệu đang là màu đỏ, đối với trường hợp cảnh sát giao thông phân luồng giao thông và sử dụng hiệu lệnh chỉ dẫn bằng tay, gậy chỉ huy hoặc bằng còi thì các phương tiện được phép rẽ phải mà không bị phạt.
Trường hợp 2
Bạn được phép rẽ phải khi gặp đèn đỏ, khi có đèn xanh báo hiệu ưu tiên cho phép lưu thông được lắp đặt kèm theo:
Đây là loại đèn tín hiệu giao thông phụ có hình mũi tên màu xanh hoặc đỏ.
Trong trường hợp này, đèn tín hiệu giao thông mũi tên chuyển xanh thì người điều khiển phương tiện sẽ được phép rẽ theo hướng mũi tên; nhưng phải nhường đường cho các phương tiện lưu thông từ các hướng khác được phép đi.
Ngược lại, khi đèn tín hiệu giao thông mũi tên chuyển đỏ thì người điều khiển phải cho xe dừng lại, không được đi theo hướng mũi tên. Lúc này, các phương tiện cần chú ý đứng đúng làn đường chờ rẽ cho hướng đi bị cấm.
Trường hợp 3
Bạn được phép rẽ phải khi gặp đèn đỏ trong trường hợp có biển báo phụ cho phép rẽ phải:
Các phương tiện xe máy sẽ được phép rẽ phải khi đèn đỏ nếu thấy biển báo giao thông cho phép rẽ phải. Lúc này các phương tiện phải bật đèn tín hiệu xin đường và phải nhường đường cho người đi bộ.
Trường hợp 4
Bạn được phép rẽ phải khi gặp đèn đỏ trong trường hợp có vạch kẻ đường chỉ dẫn cho phép rẽ phải:
Thông thường, khi gặp biển báo giao thông cho phép rẽ phải hay đèn tín hiệu cho phép rẽ ta sẽ còn bắt gặp vạch mắt võng.
Nhưng đối với trường hợp không có biển cũng như đèn giao thông thì sẽ tuân thủ theo vạch kẻ đường. Loại vạch này là vạch mắt võng. Khi đi trên vạch mắt võng này bắt buộc phải rẽ, không được dừng đỗ hay đi thẳng.
Mức phạt vi phạm lỗi rẽ phải khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ
- Đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô
Không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu giao thông thì phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.
Ngoài ra còn có thể bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. (căn cứ Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy
Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 1.000.000 đồng.
Ngoài ra còn có thể bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng. (căn cứ Điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
- Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy( kể cả xe đạp điện); người điều khiển xe thô sơ khá
Không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 1.200.000 đồng. (căn cứ Điểm đ Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)
Xem thêm bài viết Vượt đèn đỏ bị phạt bao nhiêu tiền theo pháp luật hiện nay?
Câu hỏi thường gặp
Trong quá trình tham gia giao thông; nếu bị cảnh sát giao thông mời mời vào và lập biên bản xử phạt vượt đèn đỏ mà bạn có căn cứ cho rằng mình không vi phạm thì có thể tiến hành giải trình.
Tuy nhiên; nếu do khó khăn trong quá trình chứng minh, hoặc cảnh sát giao thông vẫn nhất quyết xử phạt. Bạn có thể vẫn tiến hành nộp phạt; sau đó tiến hành thủ tục khiếu nại ,khởi kiện để xem xét lại quyết định đó; lợi ích của bạn vẫn được đảm bảo. Sau khi bị xử phạt vi phạm giao thông sai bạn có 2 lựa chọn; tiến hành khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông hoặc tiến hành khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án.
Người đi bộ vượt đèn đỏ cũng sẽ bị phạt hành chính như khi điều khiển các phương tiện khác; vì hành vi này cũng gây ra nhiều mối nguy hiểm khi giao thông. Cụ thể, mức phạt cho người đi bộ vượt đèn đỏ là từ 60.000 – 100.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 9).
Không phải trường hợp nào bạn vượt đèn vàng cũng bị coi là vi phạm giao thông. Bạn chỉ bị xác định vi phạm lỗi này. Nếu không chấp hành đèn tín hiệu giao thông theo Khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về hệ thống báo hiệu đường bộ.
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 1.000.000 đồng và có thể bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng theo quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của luật sư X về việc ” Có được rẽ phải khi gặp đèn đỏ không?”. Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102