Chào Luật sư, Tôi là nhân viên pháp lý cho một công ty GAT; và đang nghiên cứu về lĩnh vực Luật Sở hữu trí tuệ cho công ty tôi. Luật sư có thể cho tôi hỏi tên thương mại nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tên thương mại; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Ngày nay nhiều doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến vai trò của tên thương mại; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý trong việc phát triển doanh nghiệp của mình. Cho nên khi tiến hành đăng ký đã có rất nhiều câu hỏi đã được đặc ra liên quan đến tên thương mại; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý.
Để có thể tìm hiểu về việc tên thương mại nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Tên thương mại nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ; thì tên thương mại nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Tên thương mại là gì?
– Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Ví dụ: Công ty cổ phẩn Bánh kẹo Kinh Đô.
Lĩnh vực kinh doanh: Là một mảng của nền kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh doanh tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình để thu lợi nhuận. Các lĩnh vực kinh doanh bao gồm:
- Sản xuất (mua bán trực tiếp, đại lý bán hàng).
- Dịch vụ (sửa chữa, bưu chính viễn thông, văn hóa, du lịch).
Khu vực kinh doanh: Là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng; khách hàng hoặc có danh tiếng.
Nhãn hiệu là gì?
– Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Ví dụ: Bidrico Nước Uống Hân Hạnh Là Nước Uống Chính Thức Của Hội Nghị Cấp Cao APEC 2017 Nước và Sự Sống Tinh Khiết và An Toàn.
Ngày nay, bên cạnh sự phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau thì nhãn hiệu nó còn thể hiện được chất lượng mà nhà sản xuất họ muốn gửi đến nhà tiêu dùng.
Chỉ dẫn địa lý là gì?
– Theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì:
22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
– Biểu hiện của việc sử dụng các chỉ dẫn địa lý bao gồm:
- Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa; bao bì hàng hóa; phương tiện kinh doanh; giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
- Lưu thông; chào bán; quảng cáo nhằm để bán; tàng trữ để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;
- Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
Ví dụ: Sầu riêng Cái Mơn Bến Tre.
Phân biệt tên thương mại nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý
TÊN THƯƠNG MẠI | NHÃN HIỆU | CHỈ DẪN ĐỊA LÝ | |
Khái niệm | – Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. (khoản 21 Điều 4 Luật SHTT) | – Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. (khoản 16 Điều 4 Luật SHTT) | Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. (khoản 22 Điều 4 Luật SHTT) |
Về căn cứ xác lập | – Sử dụng hợp pháp. | – Đăng ký nhãn hiệu, không cần đăng ký đối với nhãn hiệu nỗi tiếng. | – Đăng ký chỉ dẫn địa lý. |
Về dấu hiệu | – Chỉ dấu hiệu là từ ngữ, không bảo hộ màu sắc, hình ảnh. Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh (Điều 76 Luật SHTT). | – Dấu hiệu nhìn thấy được … có khả năng phân biệt được (Điều 72 Luật SHTT) | – Dấu hiệu là sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. (Điều 72 Luật SHTT) |
Số lượng | – 1 chủ thể chỉ có 1 tên thương mại. | – 1 chủ thể kinh doanh có thể đăng ký sở hữu nhiều nhãn hiệu. | – 1 chủ thể kinh doanh; tổ chức cá nhân được giao quyền đăng ký có thể đăng ký sở hữu nhiều chỉ dẫn địa lý. |
Phạm vi bảo hộ | Bảo hộ trong lĩnh vực kinh doanh. | – Phạm vi toàn quốc. | – Phạm vi toàn quốc. |
Thời gian bảo hộ | – Bảo hộ không xác định thời hạn. Chấm dứt khi không còn sử dụng. | – 10 năm và có thể gia hạn. | – Bảo hộ không xác định thời hạn. Chấm dứt khi không còn sử dụng hoặc không đủ điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý. |
Vấn đề để chuyển giao | – Tên thương mại chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng tên thương mịa kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh. | – Nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng và hợp đồng chuyển quyền sử dụng. | – Không chuyển giao. |
Tên thương mại nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp. Việc đăng ký bảo hộ cho tên thương mại, nhãn hiệu; hay chỉ dẫn địa lý sẽ mang lại nhiều lợi ích khách nhau cho doanh nghiệp.
Lợi ích chung:
– Thứ nhất, nâng tầm giá trị sản phẩm gắn liền với tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý:
Tâm lý chung của khách hàng khi quyết định mua sắm; lựa chọn một sản phẩm là dựa vào sự uy tín; và nổi tiếng của sản phẩm đó. Vì sử dụng sản phẩm mang tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ; sẽ mang đến cảm giác an toàn và hạn chế tối đa các tình trạng làm giả; làm nhái; hàng kém chất lượng. Đồng thời, việc đăng ký bảo hộ đối với tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sẽ góp phần tăng sự chuyên nghiệp và mức độ uy tín của nhà sản xuất ra sản phẩm.
– Thứ hai, độc quyền sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý trong một khoảng thời gian nhất định:
Khi tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được cấp văn bằng bảo hộ; doanh nghiệp được sử dụng độc quyền đối với nhãn hiệu đó trong một khoảng thời gian 10 năm và đối với tên thương mại, chỉ dẫn địa lý là vô thời hạn trước pháp luật. Các bên khác khi sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu được coi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
– Thứ ba, bảo vệ tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý khỏi xâm phạm:
Hành vi xâm phạm, sử dụng trái phép tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dễ xảy ra các tranh chấp; chiếm đoạt; và rất khó bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật. Ngược lại, khi tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được cấp văn bằng bảo hộ sẽ là căn cứ pháp lý vững chắc bảo vệ doanh nghiệp trước những hành vi xâm phạm.
– Thứ tư, quyền của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý thực hiện khi bị phát hiện hành vi vi phạm:
- Áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm mục đích ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chấm dứt hành vi xâm phạm, bồi thường thiệt hại.
- Yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các luật liên quan.
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu.
Lợi ích riêng:
– Tên thương mại: Phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
– Nhãn hiệu:
- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh.
- Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;
- Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
- Tránh khả năng gây nhầm lẫn: Bảo đảm rằng khách hàng có thể phân biệt sản phẩm của các công ty khác nhau. Giúp cho các công ty tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình.
- Có thể là một bộ phận quan trọng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Có thể là một bí mật kinh doanh có giá trị;
– Chỉ dẫn địa lý:
- Các sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý được đảm bảo rằng các sản phẩm có tính chất đặc thù của địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia; bảo vệ được bí quyết công nghệ, thúc đẩy phát triển nông thôn và du lịch.
- Chỉ dẫn địa lý cũng là một nhân tố quan trọng góp phần trong bình ổn chất lượng và danh tiếng của các sản phẩm.
- Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đóng vai trò quan trọng để phát triển hình ảnh tốt đẹp của sản phẩm tới người tiêu dùng đối với hình ảnh sản phẩm tại địa phương.
- Là động lực góp phần cải thiện nền nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại hóa (Nhật Bản là một trong những nước đi đầu trong công tác nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình công nghệ để tạo sản phẩm tốt nhất).
Mời bạn xem thêm
- Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu?
- Một số nội dung đáng chú ý về Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi
- Quy định về bảo vệ quyền tác giả theo luật sở hữu trí tuệ
- Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tên thương mại nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, tạm ngừng kinh doanh ; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý; nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000VNĐ
– Phí thẩm định nội dung: 1.200.000VNĐ
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.