Chào Luật sư, mấy hôm nay trời Hà nội mưa to làm nước ngập hết cả lên đường. Có mấy ô tô con đi nhanh qua làm nước bắn tung tóe tràn cả vào nhà tôi. Nhà tôi buôn bán hàng tạp hóa nên nước tràn vào làm hỏng một số loại mặt hàng. Luật sư cho tôi hỏi Ô tô phóng nhanh làm nước tràn vào nhà người khác có phải bồi thường không?
Căn cứ pháp lý
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định dựa trên bốn yếu tố sau đây:
Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại; do đó không có thiệt hại thì không đặt ra vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác. Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức.
Trong trách nhiệm dân sự chỉ cần có thiệt hại dù không nghiêm trọng cũng phải bồi thường. Vì thiệt hại là điều kiện bát buộc phải có trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; không có thiệt hại thì không phải bồi thường vì vậy trước tiên cần xác định thế nào là thiệt hại.
Xác định thế nào là thiệt hại dựa vào các nội dung sau:
- Thiệt hại về tài sản: biểu hiên cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản; những chi phí để ngăn chăn, hạn chế, sửa chữa thay thế; những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hịa.
- Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất: gồm chi phí cứu chữa; bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất; thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.
- Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại: gồm chi phí hợp lí để ngăn chăn; khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.
- Tổn hại về tinh thần.
Về nguyên tắc, đời sống tinh thần không thể giá trị được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như trong trao đổi và không thể phục hồi được. Nhưng với mục đích an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại về tinh thần cũng như một biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành vi trái pháp luật, BLDS quy định người xâm hại phải ” bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần” cho người bị thiệt hại; người thân thích của người đó phải gánh chịu.
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín; tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền tuyệt đối đó.
Việc xâm phạm mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự; hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng; Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân sư.
Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động. Chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện các hành vi đó.
Lỗi của người gâỵ ra thiệt hại
Về nguyên tắc, một người bị áp dụng cưỡng chế nhà nước thì họ phải có hành vi vi phạm pháp luật do lỗi cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên trong quan hệ dân sự có những trường hợp ngoại lệ là người không có hành vi trái pháp luật; không có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự,..
Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.
Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại; mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra; hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật
Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 dưới dạng: “người nào… xâm phạm… mà gây thiệt hại” thì phải bồi thường. Ở đây có thể thấy hành vi “xâm phạm” đến tính mạng, tài sản… là nguyên nhân và thiệt hại là hậu quả của hành vi đó. Tuy nhiên, xác định mối tương quan nhân quả là vấn đề rất phức tạp. Phạm trù nguyên nhân và kết quả là cặp phạm trù trong triết học. Nhân quả là mối liên hệ nội tại, khách quan và tất yếu giữa các hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội; trong đó một là nguyên nhân và sau nó là kết quả.
Ô tô phóng nhanh làm nước tràn vào nhà người khác có phải bồi thường?
Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (ngoài hợp đồng), người nào có hành vi xâm phạm tính mạng; sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường; trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Khoản 2 điều này quy định người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng; hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Điều 156 Bộ luật Dân sự quy định sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Bản thân sự kiện mưa bão có thể được coi là sự kiện bất khả kháng (ví dụ do mưa bão, đường phố bị ngập lụt nên việc giao hàng bị chậm trễ, bên giao hàng đã làm mọi cách nhưng không thể di chuyển nhanh hơn dẫn đến giao hàng trễ hạn). Trường hợp này được hiểu là bên giao hàng không có lỗi trong việc giao hàng chậm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, đối với trường hợp đường phố bị ngập lụt thì người lái xe phải biết và pháp luật cũng buộc họ phải biết việc đi nhanh sẽ tạo sóng lớn gây nguy hiểm cho các phương tiện nhỏ hơn đi bên cạnh hoặc tài sản nhà dân hai bên đường. Việc cho rằng phải đi nhanh nếu không ôtô sẽ chết máy không phải căn cứ xác định thuộc trường hợp bất khả kháng.
Về mặt kỹ thuật, khi đường bị ngập lụt; người lái xe hoàn toàn có thể điều khiển phương tiện đi chậm để không tạo sóng lớn. Điều này cho thấy, người điều khiển ô tô đã đã không “áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” khi điều khiển phương tiện nên không thuộc trường hợp bất khả kháng.
Trường hợp đã áp dụng các kỹ thuật cần thiết nhưng xe vẫn bị chết máy (nước ngập quá họng hút gió của xe) thì người điều khiển phương tiện cũng phải chấp nhận hậu quả chứ không thể lấy lý do đi chậm xe sẽ chết máy nên phải đi nhanh và sẵn sàng gây thiệt hại cho người khác.
Do vậy, việc tô đi nhanh tạo sóng lớn làm tràn nước vào nhà người khác; làm hư hỏng tài sản nhà dân ven đường thì tài xế hoàn toàn có lỗi và phải bồi thường. Người bị thiệt hại về sức khỏe, tài sản có quyền yêu cầu người gây thiệt hại ở lại để giải quyết việc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Ô tô phóng nhanh làm nước tràn vào nhà người khác có phải bồi thường?”. Hy vọng thông tin trên hữu ích cho bạn đọc.
Nếu thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty; điều kiện cấp phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, thành lập công ty … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật hiện nay thiệt hại tài sản do thiên tai gây ra thường không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do không có hành vi trái luật, người dân phải hoàn toàn gánh chịu những rủi ro này. Tuy nhiên, trong khi xảy ra thiên tai, nếu có hành vi trái pháp luật, và đó là nguyên nhân gây ra thiệt hại, có lỗi của người gây thiệt hại thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường; hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc; phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý; và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại; hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại; thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.