Chào Luật sư, đó giờ tôi có nghe nói thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt… chứ ít khi nghe ai đề cập đến thuế bảo vệ môi trường. Tôi muốn hỏi thuế bảo vệ môi trường là gì? Những ai sẽ đóng thuế bảo vệ môi trường? Cách tính thuế bảo vệ môi trường hiện nay thế nào? Rất mong được Luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu với hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế có trách nhiệm nộp thuế bảo vệ môi trường. Cách tính thuế bảo vệ môi trường hiện nay thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010
Thuế bảo vệ môi trường là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 định nghĩa thuế bảo vệ môi trường như sau:
“Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.”
Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường
Theo Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường gồm 08 nhóm hàng hóa. Cụ thể:
– Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: Xăng, trừ etanol; thiên liệu bay; dầu diezel; dầu hỏa; dầu mazut; dầu nhờn; mỡ nhờn.
– Than đá, bao gồm: Than nâu; than antraxit; than mỡ; than đá khác.
– Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) là loại gas dùng làm môi chất sử dụng trong thiết bị lạnh và trong công nghiệp bán dẫn.
– Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
– Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
– Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng gồm: PMC 90 DP, PMs 100 CP.
– Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng gồm: XM5 100 bột,
LN 5 90 bột.
– Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng như: Alumifos 56% Tablet, Celphos 56 % tablets…
Cách tính thuế bảo vệ môi trường hiện nay thế nào?
Công thức tính thuế bảo vệ môi trường
Theo Điều 4 Thông tư 152/2011/TT-BTC, thuế bảo vệ môi trường được tính theo công thức sau:
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp | = | Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế | x | Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa |
Để tính được số tiền thuế phải nộp cần tính được số lương đơn vị hàng hóa chịu thuế và mức thuế tuyệt đối mà Nhà nước quy định. Cụ thể:
– Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế được xác định như sau:
+ Hàng hóa sản xuất trong nước: Số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.
+ Hàng hóa nhập khẩu: Số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.
+ Hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu…Số lượng hàng hoá tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hoá tương ứng. Cách xác định như sau:
Số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch tính thuế | = | Số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu, sản xuất bán ra, tiêu dùng, trao đổi, tặng cho | x | Tỷ lệ % xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp |
+ Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,…) hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp.
Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa
Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 mức thuế tuyệt đối trên 1 đơn vị hàng hóa được Nhà nước ấn định với từng loại hàng hóa như sau:
TT | Hàng hóa | Đơn vị tính | Mức thuế (đồng/đơn vị hàng hóa) |
I | Xăng, dầu, mỡ nhờn | ||
1 | Xăng, trừ etanol | lít | 4.000 |
2 | Nhiên liệu bay | lít | 3.000 |
3 | Dầu diesel | lít | 2.000 |
4 | Dầu hỏa | lít | 1.000 |
5 | Dầu mazut | lít | 2.000 |
6 | Dầu nhờn | lít | 2.000 |
7 | Mỡ nhờn | kg | 2.000 |
II | Than đá | ||
1 | Than nâu | tấn | 15.000 |
2 | Than an – tra – xít (antraxit) | tấn | 30.000 |
3 | Than mỡ | tấn | 15.000 |
4 | Than đá khác | tấn | 15.000 |
III | Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), bao gồm cả dung dịch HCFC có trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFC | kg | 5.000 |
IV | Túi ni lông thuộc diện chịu thuế | kg | 50.000 |
Nộp thuế bảo vệ môi trường ở đâu?
Căn cứ Điều 10 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định khai thuế, nộp thuế, tính thuế như sau:
– Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
– Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với khai thuế và nộp thuế nhập khẩu.
– Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu.
Dựa theo Điều 10 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010 được hướng dẫn cách nộp thuế quy định tại Điều 5 Nghị định 67/2011/NĐ-CP như sau:
Khai thuế, tính thuế và nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Thuế bảo vệ môi trường và pháp luật về quản lý thuế.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Dãy số mặt sau Căn cước công dân có ý nghĩa gì?
- Đối tượng được cấp hộ chiếu đỏ ngoại giao
- Đất nông nghiệp bao nhiêu mét vuông thì được tách sổ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Cách tính thuế bảo vệ môi trường hiện nay thế nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, quản lý mã số thuế cá nhân; dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Than tiêu thụ nội địa phải khai, nộp thuế bảo vệ môi trường; than xuất khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể quy định tại Khoản này.
Thuế bảo vệ môi trường chỉ phải nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế bảo vệ môi trường nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì không phải nộp thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu.
Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho;
Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.