Việc nhường đường khi tham gia giao thông đường bộ không chỉ là một nét đẹp trong văn hóa giao thông thể hiện ý thức của mỗi cá nhân mà còn đảm bảo được việc chấp hành đúng những quy định về đảm bảo an toàn giao thông được nhà nước quy định.
Dựa theo những điều được quy định trong Luật giao thông đường bộ do chính phủ nhà nước ban hành, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường phải những đường theo đúng quy định trong những tình huống như: nơi có đường giao nhau, tránh xe chạy ngược chiều, đi qua vạch kẻ đường cho người đi bộ, gặp xe ưu tiên.
Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến dưới đây.
Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến nhường đường thế nào?
Nơi đường giao nhau là nơi hai hay nhiều đường giao nhau hoặc giao nhau với đường sắt trên cùng một mặt phẳng gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.
Nơi đường giao nhau không phải là nơi giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào các khu đất lân cận trừ khi được cấp có thẩm quyền quy định là nơi đường giao nhau.
Người điều khiển phương tiện giao thông, khi lưu thông gần đến đường giao nhau cần phải cho xe giảm tốc độ, quan sát xung quanh, và nhường đường.
Căn cứ Khoản 1, Điều 24, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về việc nhường đường tại nơi đường giao nhau, cụ thể được hiểu là:
- Khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, trên đoạn đường tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, thì phải nhường đường cho xe đi phía bên phải của mình và phải giảm tốc độ.
Các trường hợp vi phạm quy định, không nhường đường tại nơi đường giao nhau sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật ( Căn cứ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), các trường hợp là:
- Đối với người điều khiển xe người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không nhường đường tại nơi đường giao nhau sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng (Căn cứ tại Điểm n, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 100/2019)
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe tương tự xe gắn máy không nhường đường tại nơi đường giao nhau sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng (Căn cứ tại Điểm e, Khoản 2, Điều 6, Nghị định 100/2019)
- Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không nhường đường cho xe khác tại nơi đường giao nhau thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (Căn cứ tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 7, Nghị định 100/2019)
- Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ không nhường đường cho các xe khác tại nơi đường giao nhau sẽ bị phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng (Căn cứ tại Điểm n, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 100/2019).
Nhường đường tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến
Căn cứ Khoản 2, Điều 24, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về việc nhường đường tại nơi đường giao nhau, cụ thể được hiểu là:
- Khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, trên đoạn đường tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, thì phải nhường đường cho xe đi phía bên trái của mình và phải giảm tốc độ.
Các trường hợp vi phạm quy định, không nhường đường tại nơi đường giao nhau sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật ( Căn cứ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), các trường hợp là:
- Đối với người điều khiển xe người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không nhường đường tại nơi đường giao nhau sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng (Căn cứ tại Điểm n, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 100/2019)
- Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không nhường đường cho xe khác tại nơi đường giao nhau thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (Căn cứ tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 7, Nghị định 100/2019)
Nhường đường tại nơi giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên
Căn cứ Khoản 3, Điều 24, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về việc nhường đường tại nơi đường giao nhau, cụ thể được hiểu là:
- Người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông, tại đoạn đường giao nhau ở phần đường không ưu tiên hoặc đường nhánh thì phải nhường đường cho xe khác đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Đối với người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông, tại đoạn đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường nhánh không nhường đường cho các xe đi bên đường ưu tiên và bất cứ đoạn nào từ đường chính thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật ( Căn cứ theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt), cụ thể là:
- Đối với người điều khiển xe người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không nhường đường tại nơi đường giao nhau sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng (Căn cứ tại Điểm n, Khoản 3, Điều 5, Nghị định 100/2019)
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe tương tự xe gắn máy không nhường đường tại nơi đường giao nhau sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng (Căn cứ tại Điểm e, Khoản 2, Điều 6, Nghị định 100/2019)
- Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng không nhường đường cho xe khác tại nơi đường giao nhau thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (Căn cứ tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 7, Nghị định 100/2019)
- Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ không nhường đường cho các xe khác tại nơi đường giao nhau sẽ bị phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng (Căn cứ tại Điểm n, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 100/2019)
Mời bạn xem thêm:
- Vào vòng xuyến nhường đường như thế nào?
- Xe xuống dốc không nhường đường cho xe lên dốc bị xử phạt thế nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: Trích lục ghi chú ly hôn, thành lập công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, trích lục giấy đăng ký kết hôn online, tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đơn xin trích lục quyết định ly hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trường hợp xe ô tô xuống dốc không nhường đường cho xe lên dốc bị xử phạt hành chính:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe sử dụng đèn chiếu xa; khi tránh xe đi ngược chiều (điểm g, khoản 3 Điều 5).
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe; tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định; trừ hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. (điểm e khoản 5 Điều 5).
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe tránh xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông. (điểm a khoản 7 Điều 5). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Đối với trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều (điểm m khoản 1 Điều 6).
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe tránh xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông (điểm b khoản 7 Điều 6). Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Khi chuyển hướng xe, người điều khiển phương tiện phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang lưu thông trên phần đường riêng của họ, nhường đường cho những xe lưu thông ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng sau khi đã qua sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người tham gia giao thông khác.
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt
Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).
+ Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.