Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Sản phẩm lữ hành là sự kết hợp của nhiều dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống… của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh. Sản phẩm lữ hành là các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, khách hàng phải trả tiền trọn gói các dịch vụ trong chương trình du lịch trước khi đi du lịch.
Cùng Luật sư X tìm hiểu những trường hợp phải thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế năm 2022 qua bài viết dưới đây.
Những trường hợp phải thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trong các trường hợp sau đây:
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản;
Đối với các trường hợp bị thu Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sau chỉ được nộp lại thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sau 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi có hiệu lực. Cụ thể là:
- Không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định;
- Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định cụ thể các doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trước ngày 01/01/2018 chậm nhất đến ngày 31/12/2018 phải thực hiện thủ tục đổi Giấy phép lữ hành quốc tế theo quy định của Luật du lịch năm 2017.
Đối với các trường hợp bị thu Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sau chỉ được nộp lại thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sau 12 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi có hiệu lực. Cụ thể là:
- Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh;
- Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật;
- Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh;
- Không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ: Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra hậu quả gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch;
- Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành
Trường hợp doanh nghiệp tự chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành
Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành. Theo mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL
- Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp.
Trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc bị giải thể
Hồ sơ gồm:
- Thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành. Theo mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL
- Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp.
- Quyết định giải thể, biên bản họp của doanh nghiệp – nếu doanh nghiệp giải thể theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp.
- Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định giải thể của Tòa án – nếu doanh nghiệp giải thể theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 201 của Luật Doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp mở thủ tục phá sản
Hồ sơ gồm:
- Quyết định của Tòa án về việc mở thủ tục phá sản.
- Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành đã được cấp.
Trình tự thủ tục thu hồi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành
Bước 1: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Cơ quan thực hiện: Vụ Lữ hành, Tổng cục du lịch.
Cách thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bước 2: Xử lý hồ sơ, ra quyết định
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Cơ quan cấp giấy phép ra quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Quyết định thu hồi giấy phép được gửi đến doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về xuất nhập cảnh, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Được công bố trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục du lịch. Và công bố trên trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Bước 3: Hoàn trả tiền ký quỹ
Sau 60 ngày, kể từ ngày đăng quyết định thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục du lịch và trang mạng quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
Trường hợp không có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch: Tổng cục du lịch có văn bản gửi ngân hàng để doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ.
Trường hợp có khiếu nại, tố cáo liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch: Tổng cục du lịch phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, tiền ký quỹ do tòa án quyết định theo quy định của pháp luật về phá sản.
Mời bạn xem thêm:
- Cơ quan thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
- Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: Trích lục ghi chú ly hôn, thành lập công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, trích lục giấy đăng ký kết hôn online, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đơn xin trích lục quyết định ly hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Công ty có vốn Việt Nam khi được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được thực hiện:
Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa.
Căn cứ điểm h Khoản 1 Điều 36 Luật Du lịch 2017, hành vi trên thuộc trường hợp bị thu hồi.
Doanh nghiệp phải gửi báo cáo về việc hoàn thành nghĩa vụ với khách du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch theo hợp đồng đã ký kèm theo giấy phép đã được cấp đến cơ quan cấp phép.