BLTTHS năm 2015 cho phép người bị hại có thể rút yêu cầu khởi tố vụ án vào bất cứ giai đoạn tố tụng nào trong quá trình giải quyết vụ án, nhằm đảm bảo cho bị hại có nhiều thời gian để cân nhắc giữa lợi ích và thiệt hại trong việc đưa vụ án ra xét xử… Tòa án nhân dân tối cao vừa ban hành Công văn 254/TANDTC-PC về việc người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu theo quy định tại Điều 155 của BLTTHS 2015. Công văn hướng dẫn rút yêu cầu khởi tố quy định thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Có thể nói khởi tố vụ án hình sự (VAHS) theo yêu cầu của bị hại là đảm bảo quyền tự quyết và tự định đoạt của bị hại khi chính họ là người trực tiếp bị xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc bị xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp mà tính chất, mức độ cũng như thiệt hại gây ra phần lớn thuộc trường hợp ít nghiêm trọng và chỉ có hai trường hợp là nghiêm trọng. Công văn hướng dẫn rút yêu cầu khởi tố quy định thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 254/TANDTC-PC | Loại văn bản: | Công văn | |
Nơi ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao | Người ký: | Nguyễn Trí Tuệ | |
Ngày ban hành: | 26/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 26/11/2018 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt công văn hướng dẫn rút yêu cầu khởi tố
TANDTC hướng dẫn xử lý việc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Tòa án nhân dân tối cao vừa ban hành Công văn 254/TANDTC-PC về việc người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu theo quy định tại Điều 155 của BLTTHS 2015.
Theo đó, người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu tại giai đoạn xét xử sơ thẩm thì các Tòa án giải quyết như sau:
– Trước ngày mở phiên toàn sơ thẩm thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa căn cứ vào Điều 45, Điểm a Khoản 1 Điều 282 BLTTHS ra quyết định đình chỉ vụ án.
– Tại phiên tòa thì HĐXX hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ vào Khoản 2 Điều 155, Điều 299 BLTTHS ra quyết định đình chỉ vụ án.
– Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án hướng dẫn họ làm đơn kháng cáo để Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết việc rút yêu cầu theo thủ tục phúc thẩm.
Trường hợp rút yêu cầu tại giai đoạn xét xử phúc thẩm thì HĐXX hoặc Thẩm phán xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ vào Khoản 2 Điều 155, Điều 359 BLTTHS hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Trong bản án phúc thẩm, Tòa án phải nhận định rõ lý do hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án là do người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu, không phải do lỗi của Tòa án cấp sơ thẩm.
Tải xuống Công văn hướng dẫn rút yêu cầu khởi tố
Công văn hướng dẫn rút yêu cầu khởi tố quy định thế nào?
Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu tại giai đoạn xét xử sơ thẩm thì các Tòa án giải quyết như sau:
– Trước ngày mở phiên toàn sơ thẩm thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa căn cứ vào Điều 45, Điểm a Khoản 1 Điều 282 BLTTHS ra quyết định đình chỉ vụ án.
– Tại phiên tòa thì HĐXX hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ vào Khoản 2 Điều 155, Điều 299 BLTTHS ra quyết định đình chỉ vụ án.
– Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì Tòa án hướng dẫn họ làm đơn kháng cáo để Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết việc rút yêu cầu theo thủ tục phúc thẩm.
Trường hợp rút yêu cầu tại giai đoạn xét xử phúc thẩm thì HĐXX hoặc Thẩm phán xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ vào Khoản 2 Điều 155, Điều 359 BLTTHS hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Trong bản án phúc thẩm, Tòa án phải nhận định rõ lý do hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án là do người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu, không phải do lỗi của Tòa án cấp sơ thẩm.
Đình chỉ vụ án khi bị hại rút yêu cầu khởi tố
Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134; 135; 136;138; 139; 141; 143; 155; 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi; người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ; trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc; cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu; Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Cụ thể; các tội chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại bao gồm: Cố ý gây thương tích; Cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; Vô ý gây thương tích; Vô ý gây thương tích do vi phạm quy tắc nghề nghiệp; Hiếp dâm; Cưỡng dâm; Làm nhục người khác; Vu khống; Xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp.
Mời bạn xem thêm:
- Tra cứu hộ chiếu Online nhanh chóng như thế nào?
- Hộ chiếu hết hạn có bị phạt không theo quy đinh mới?
- Rút tiền bảo hiểm nhân thọ đúng hạn như thế nào?
- Nộp đơn ly hôn đơn phương bao lâu Toà gọi theo quy định mới
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: thành lập công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, giải thể công ty cổ phần; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu trích lục cải chính hộ tịch, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên; trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện; đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó.
Về thời điểm rút đơn, người bị hại được quyền rút yêu cầu bất cứ lúc nào trong suốt quá trình tố tụng, từ giai đoạn điều tra, truy tố đến xét xử.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.