Chào luật sư, em đang là sinh viên đại học. Do nhiều lý do nên em đi xe bus đi học. Hôm trước trên đường đi học về em thấy anh phụ xe cầm điện thoại quay một chị gái đang ngồi. Lúc đầu người phụ xe ngồi ở vị trí khác, nhưng sau đó lại đến gần phía chị gái kia ngồi. Em không biết là chị có biết không nhưng anh phụ xe quay chị ý cả quãng đường. Lúc đó em không có đủ can đảm để cảnh báo cho chị kia vì em rất sợ. Luật sư cho em hỏi Phụ xe quay lén hành khách trên xe bus có phạm tội không? Hành vi này có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Hành vi quay lén là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về hành vi quay lén. Tuy nhiên, dựa trên thực tiễn, có thể hiểu:
Hành vi quay lén là một người sử dụng một hoặc nhiều phương tiện (camera, máy điện thoại, máy quay…) có công dụng ghi hình để quay một người khác khi chưa được sự cho phép của người bị quay.
Phụ xe quay lén hành khách trên xe bus có phạm tội không?
Theo quy định tại Điều 38 Bộ Luật Dân sự 2015; cá nhân có quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Theo đó, mọi hành vi nhằm thu thập, lưu trữ, sử dụng; công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bó mật cá nhân phải được sự đồng ý của người đó.
Do đó, hành vi quay lén người khác đã xâm phạm đến quyền về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân của người khác.
Tùy thuộc vào mục đích, mức độ của hành vi; người có hành vi quay lén có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.
Để xem xét về trách nhiệm hình sự đối với hành vi quay lén người khác; cần căn cứ vào mục đích, tính chất, mức độ của hành vi.
Nếu người có hành vi sử dụng hình ảnh, thông tin đã quay lén của người khác với mục đích làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, làm giảm uy tín của cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Phụ xe quay lén hành khách bị xử phạt như thế nào?
Xử lý hành chính đối với hành vi quay lén
Theo quy định tại điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, người có hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Truy cứu trách hình sự đối với hành vi quay lén
Để xem xét về trách nhiệm hình sự đối với hành vi quay lén người khác; cần căn cứ vào mục đích, tính chất, mức độ của hành vi.
Nếu người có hành vi sử dụng hình ảnh; thông tin đã quay lén của người khác với mục đích làm nhục; xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự; làm giảm uy tín của cá nhân thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Thông thường, người có hành vi quay lén hình ảnh; video mang tính chất đời tư cá nhân; và phát tán thì sẽ được coi là xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Theo đó, hình phạt được áp dụng sẽ là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù lên đến 02 năm.
Nếu người có hành vi quay lén người khác, sau đó tàng trữ; lưu hành, trao đổi, vận chuyển, mua bán nhằm phổ biến hình ảnh, video quay lén với nội dung nhạy cảm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy theo quy định tại Điều 326 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Hình phạt đối với tội này bao gồm phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù; trong đó, mức phạt tù cao nhất lên đến 15 năm.
Hành vi quay lén người khác vi phạm nghiêm trọng đến quyền về đời sống riêng tư và bí mật cá nhân. Vì vậy, bất kì ai có hành vi này đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tung clip quay người khác lên mạng có phạm luật không?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại; thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.“
Như vậy, đối với việc tự ý tung clip người khác lên mạng; mà chưa được sự đồng ý từ người đó là vi phạm pháp luật.
Đồng thời, điểm e Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP cũng nêu rõ; phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi:
“Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác; mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật“.
Trường hợp cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt bằng ½ mức phạt đối với tổ chức. Điều này đồng nghĩa với việc, cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng.
Đối với việc tung clip người khác lên mạng trái phép gây hậu quả nghiêm trọng; có thể bị xử lý hình sự với từng tội danh tương ứng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu giấy xác nhận thu nhập để quyết toán thuế tncn mới nhất năm 2022
- Mẫu tờ trình đề nghị bổ sung ủy viên ban chấp hành mới nhất
- Cố ý lây truyền hiv cho người khác
- Mẫu biên bản bàn giao công việc và tài sản
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Phụ xe quay lén hành khách trên xe bus có phạm tội không??″. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục xin giải thể công ty cổ phần; hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, mã số thuế cá nhân tra cứu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, tra cứu quy hoạch xây dựng của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi tống tiền hiệu trưởng, cưỡng đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 170, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Hành vi quay lén, chụp trộm người khác là hành vi xâm phạm quyền hình ảnh. Bởi, theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015:
Mỗi cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Nếu sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
– Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
– Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.