Xin chào Luật sư X, ngày 15/05/2022 tôi có tham gia vào một tổ hợp tác ở huyện về lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, khi tra luật tôi không tìm thấy nhiều quy định về tổ hợp tác hay tổ hợp tác có tư cách pháp nhân hay không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, có thể nói, đây là mô hình phổ biến, phù hợp với nguyện vọng, điều kiện của người dân và trình độ phát triển kinh tế, xã hội ở nhiều vùng, hoạt động thiết thực vì lợi ích cả về kinh tế, cả về xã hội của các thành viên. Vậy tổ hợp tác là gì? Có tư cách pháp nhân không? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định số 77/2019/NĐ-CP
Tư cách pháp nhân là gì?
Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều kiện để có tư cách pháp nhân
Pháp nhân được quy định tại điều 74, Bộ luật dân sự năm 2015.
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Tuy không quy định cụ thể về khái niệm, nhưng qua các điều kiện thì có thể đưa ra một khái niệm cơ bản của pháp nhân.
Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con ngươi, được pháp luật của một Nhà nước quy định có quyền năng chủ thể. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một tổ chức nào cũng được Nhà nước công nhận có tư cách pháp nhân. Chỉ những tổ chức được thành lập theo trình tự, thủ tục và có đủ các điều kiện do pháp luật quy định hoặc tồn tại trên thực tế đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định và được Nhà nưốc công nhận thì mới có tư cách pháp nhân.
Nếu một tổ chức có “tư cách pháp nhân” thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.
Ví dụ về pháp nhân: Công ty TNHH, Công ty cổ phần là những tổ chức có tư cách pháp nhân.
Ví dụ về tổ chức được thành lập nhưng không phải là pháp nhân: Doanh nghiệp tư nhân.
Khái quát về tổ hợp tác
Tổ hợp tác là chủ thể trong quan hệ dân sự được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của ủy ban nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) giữa ba cá nhân trở lên, cùng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Tổ hợp tác hoạt động thông qua tổ trưởng – đại diện tổ hợp tác, do các tổ viên cử ra hoặc thông qua tổ viên được tổ trưởng ủy quyền trong một số công việc nhất định.
Tổ hợp tác là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp (nhóm) người có chung lợi ích, có mối quan hệ liên kết với nhau để cùng thực hiện một mục tiêu nhất định. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đưa ra những dấu hiệu cơ bản để nhận diện tổ hợp tác, tuy nhiên quy định này không được dự liệu tại Bộ luật Dân sự hiện hành. Nhận thức được tính khách quan và tầm quan trọng trong sự hình thành và phát triển của tổ hợp tác, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2019 về tổ hợp tác (sau đây được gọi tắt là Nghị định 77/2019/NĐ-CP), qua đó quy định cụ thể về việc thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác.
Đặc điểm của tổ hợp tác
Một là: Về thành viên của tổ hợp tác
Thành viên của tổ hợp tác bao gồm các cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Tổ hợp tác phải có ít nhất 03 thành viên trở lên, tự nguyện tham gia và tán thành các nội dung của hợp đồng hợp tác. Để thực hiện hoạt động kinh doanh, các thành viên bầu ra một người làm đại diện thường được gọi là tổ trưởng. Tổ trưởng tổ hợp tác thay mặt cho tổ hợp tác thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của tổ nhưng không đồng nghĩa là phải chịu trách nhiệm thay cho các tổ viên. Thông thường các tổ viên có quyền ngang nhau trong việc tham gia quyết định các công việc của tổ hợp tác. Mọi lợi nhuận hay các trách nhiệm, rủi ro phát sinh từ hoạt động của tổ hợp tác sẽ được chia cho tất cả các thành viên dựa trên những cam kết, thỏa thuận mà họ thiết lập.
Hai là: Về hợp đồng hợp tác
Hợp đồng hợp tác là cơ sở hình thành nên mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ hợp tác. Cũng giống như các loại hợp đồng khác, hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận dựa trên cơ sở tự nguyện, thống nhất ý chí của các thành viên về mọi vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của tổ hợp tác. Vì pháp luật quy định tương đối ít về tổ hợp tác, do đó hợp đồng hợp tác cũng được coi là quy chế nội bộ tác động đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên. Các thành viên có thể thỏa thuận tất cả những gì mà họ cho là cần thiết trong bản hợp đồng này. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động của tổ hợp tác thì trong hợp đồng hợp tác thường phải có những nội dung chủ yếu như: Mục đích, thời hạn hợp tác; Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; Tài sản đóng góp, nếu có; Đóng góp bằng sức lao động, nếu có; Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác; Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có; Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có; Điều kiện chấm dứt hợp tác… Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản, và phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
Ba là: Về tài sản của tổ hợp tác
Nguồn hình thành tài sản của tổ hợp tác có thể từ: Tài sản đóng góp của tổ viên tổ hợp tác bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; Phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế để tăng vốn; Các tài sản cùng tạo lập và được tặng, cho chung; Tài sản khác theo quy định của pháp luật. Và tài sản tổ hợp tác được phân rõ thành hai loại: loại tài sản do từng tổ viên góp và sẽ trả lại khi tổ viên đó ra khỏi tổ hợp tác và loại tài sản không chia cho các tổ viên khi tổ viên ra khỏi tổ hợp tác. Việc quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác được thực hiện theo phương thức thoả thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác sẽ được thông qua theo nguyên tắc đa số.
Bốn là: Về chế độ chịu trách nhiệm tài sản của tổ hợp tác
Cũng giống như hộ kinh doanh, do không có sự tách bạch về mặt tài sản giữa tổ hợp tác và thành viên tổ hợp tác do đó, các thành viên tổ hợp tác sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với mọi hoạt động của tổ hợp tác. Trong trường hợp tài sản của tổ hợp tác không đủ để thanh toán các khoản nợ, các thành viên phải cùng nhau góp vốn theo thỏa thuận được ghi nhận tại hợp đồng hợp tác để thanh toán bằng hết các khoản nợ.
Tổ hợp tác trong quan hệ dân sự
BLDS năm 2015 không quy định hộ gia đình và tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Những chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự thông qua tư cách của các thành viên và trách nhiệm phát sinh cũng quy chiếu về trách nhiệm của các thành viên trên cơ sở tài sản chung của các thành viên.
Theo Điều 504 BLDS năm 2015, tổ hợp tác được hình thành cơ sở hợp đông hợp tác. Hợp đồng hợp tác là sự thoả thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhẩt định, cùng hưởng lợi và cùng chịu ttách nhiệm. Hợp đồng họp tác phải được lập thành văn bản.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng hợp tác được quy định tại Điều 505 BLDS năm 2015 bao gồm: mục đích, thời hạn họp tác; họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; tài sản đóng góp (nếu có); đóng góp bằng sức lao động (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác; quyền, nghĩa vụ của người đại diện (nếu có); đỉều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên (nếu có); đỉều kiện chấm dứt họp tác.
Tổ hợp tác có tư cách pháp nhân không?
Theo quy định tại Nghị định 77/2019: Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 2 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
So với Nghị định số 151/2007 thì Nghị định số 77/2019 đưa ra được khái niệm tổ hợp tác thay cách gọi “tổ viên” bằng “thành viên”. Các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị đều có thể trở thành thành viên Tổ hợp tác. Thành viên tổ hợp tác góp vốn bằng tài sản, công sức và được xác định giá trị thông qua thỏa thuận giữa các thành viên.
Tổ hợp tác hoạt động theo nguyên tắc trên cơ sở hợp đồng hợp tác. Đối với hợp đồng hợp tác, tổ trưởng chỉ cần gửi thông báo về việc thành lập Tổ hợp tác đến UBND cấp xã nơi THT thành lập. UBND cấp xã lập sổ theo dõi và cập nhật các thay đổi, biến động của tổ hợp tác; thay vì hợp đồng phải có chứng thực của UBND cấp xã như Nghị định 151. Đồng thời, số lượng thành viên để thành lập THT cũng giảm từ 3 cá nhân (Nghị định 151/2007) xuống còn 2 cá nhân, pháp nhân… Cá nhân, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập và rút khỏi tổ hợp tác; Thành viên tổ hợp tác có quyền dân chủ, bình đẳng trong việc quyết định tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác. Quyết định theo đa số trừ trường hợp hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan quy định khác; Cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Những điểm mới này tạo điều kiện cho tổ hợp tác hoạt động như một đơn vị kinh tế độc lập, không chịu sự quản lý của chính quyền cấp xã. Trước kia nếu không có UBND cấp xã chứng thực hợp đồng thì tổ hợp tác không được phép hoạt động. Nay UBND cấp xã chỉ nắm thông tin quản lý hành chính còn tổ hợp tác hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh, Bộ luật Dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Có thể bạn quan tâm
- Người bị ép buộc đưa hối lộ có bị làm sao không?
- Mẫu thông báo họp nội bộ công ty
- Thông báo lịch họp định kỳ
- Sơ đồ hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm?
- Dừng đèn đỏ sai làn đường phạt bao nhiêu?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tổ hợp tác có tư cách pháp nhân không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc; thủ tục giải thể công ty cổ phần; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty tnhh, tra mã số thuế cá nhân, ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung băng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.
Bên cạnh hộ gia đình và tổ hợp tác thì các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân cũng tham gia vào quan hệ dân sự như hội đồng hương, ban liên lạc khoá, nhà chùa… Các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia vào quan hệ dân sự thông qua tư cách của tất cả các thành viên của mình. Trên cơ sở tài sản chung thì các thành viên của tổ chức này vẫn phải chịu ttách nhiệm liên đới tương ứng theo phần đóng góp của mình.
Tổ viên tổ hợp tác là thành viên tham gia hợp đồng hợp tác hoặc gia nhập tổ hợp tác.