Bằng lái xe là một trong những vật bất ly thân của tài xế khi đi đường. Có thể vì một số lý do mà bạn không may quên mang bằng lái xe khi tham gia giao thông? Việc này sẽ khiến bạn phải chịu trách nhiệm hành chính do hành vi vi phạm của bạn gây ra. Hiện nay, mức phạt đối với hành vi không có và quên mang bằng lái xe chênh nhau rất lớn. Vì thế, khi quên mang bằng lái xe, bạn cần phải chứng minh với cảnh sát giao thông (CSGT) để tránh mức phạt nặng. Vậy mức phạt khi quên mang bằng lái xe là bao nhiêu? Chứng minh với CSGT như thế nào? Hãy cùng luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bằng lái xe là gì?
Bằng lái xe hay giấy phép lái xe là một loại bằng cấp, chứng chỉ do cơ quan nhà nước; hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể. Giấy phép lái xe cho phép người đó vận hành, lưu thông; hay tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi,… trên các con đường công cộng sau khi họ đã trải qua sự kiểm tra đánh giá năng lực.
Làm thế nào để có được bằng lái xe?
Để có được bằng lái xe, bạn phải:
- Trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt do bộ Công an quy định.
- Trải qua các bài sát hạch câu hỏi Luật giao thông đường bộ, sát hạch thực hành lái xe.
- Đảm bảo quy định về độ tuổi về đạo đức người lái xe.
Mức phạt khi quên mang bằng lái xe
Lỗi quên mang bằng lái xe
- Nếu bạn có bằng lái xe máy, xe mô tô nhưng không mang theo. Bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
- Nếu bạn có bằng lái xe mô tô nhưng không mang theo. Bạn sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng – 400.000 đồng.
Lỗi không có bằng lái xe
- Nếu bạn không có bằng lái xe máy, xe mô tô. Bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.200.000 đồng đối với xe dưới 175cc; Đối với xe máy có dung tích xi-lanh từ trên 175cc thì bị xử phạt từ 3.000.000 đồng – 4.000.000 đồng.
- Nếu bạn không có bằng lái xe ô tô. Bạn sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng.
Như vậy, so sánh giữa hai mức phạt trên thì mức phạt đối với hành vi không có bằng lái xe cao hơn gấp nhiều lần hành vi quên mang bằng lái xe. Có thể thấy mức xử phạt của Nhà nước đối với người không có bằng lái xe là rất nghiêm khắc. Vậy làm thế nào để chứng minh với CSGT rằng bạn quên mang bằng lái xe? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết của luật sư X dưới đây.
Quên mang bằng lái xe: Làm thế nào để chứng minh với CSGT?
Trách nhiệm của CSGT nếu bạn quên mang bằng lái xe
- CSGT sẽ tiến hành lập biên bản đối với bạn về hành vi không có Giấy phép lái xe; sau đó tạm giữ phương tiện theo quy định.
- Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm, nếu bạn xuất trình được bằng lái thì bạn sẽ bị xử phạt về hành vi quên mang bằng lái xe.
- Nếu quá thời hạn hẹn mà bạn mới xuất trình được; hoặc không xuất trình được bằng lái xe thì phải chấp hành quyết định xử phạt đối với hành vi không có bằng lái xe.
Tóm lại
Nếu bạn quên mang bằng lái xe, bạn chỉ cần xuất trình bổ sung khi đến giải quyết vi phạm trong đúng thời hạn.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Quên mang bằng lái xe, chứng minh với CSGT như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Nếu bạn muốn đổi giấy phép lái xe thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu tại Thông tư 01/2021/TT-BGTVT.
2. Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp, trừ các đối tượng sau: Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; hoặc Người có nhu cầu tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.
3. Bản sao giấy phép lái xe, giấy CMND hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ CCCD (người Việt Nam); hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
Bạn phải cấp lại bằng lái xe trong hai trường hợp:
1. Bằng lái xe quá thời hạn sử dụng: từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn thì phải sát hạch lại lý thuyết; từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn thì phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
2. Bằng lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng.
– Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
– Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi (nữ) và đủ 60 tuổi (nam); người lái xe trên 45 tuổi (nữ) và trên 50 tuổi (nam) thì Giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết: Tước giấy phép lái xe đối với xe máy trong trường hợp nào?