Gia đình là nơi trú ngụ của hạnh phúc, cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thơ, nơi trở về sau mỗi lần vấp ngã đối với mỗi con người. Nhưng trong nhiều trường hợp, bạo lực đang trở thành một trong những nguy cơ biến gia đình thành “địa ngục trần gian”. Vậy nguyên nhân bạo hành gia đình là từ đâu? Hậu quả của việc bạo hành gia đình là như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn những nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Bạo lực là gì? Bạo lực gia đình là gì?
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là “sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ”. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007). Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình”. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau:
– Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ
– Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
– Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…)
– Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
– Cưỡng ép quan hệ tình dục;
– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Nguyên nhân bạo hành gia đình.
Từ nhận thức của mỗi người.
Bất bình đẳng giới được xem là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực trong gia đình. Xã hội vẫn tồn tại những quan niệm bất bình đẳng giới trong gia đình như định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trong gia đình, người phụ nữ có vị thế và quyền lực không ngang bằng với nam giới, không có quyền tham gia vào các quyết định trong gia đình, vì thế bạo hành phụ nữ, bạo hành trẻ em trong gia đình ngày càng gia tăng. Cộng đồng và xã hội vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng tư trong mỗi gia đình và xã hội không nên can thiệp.
Trẻ em khi chứng kiến bạo lực gia đình tạo thành tâm lý cam chịu khi lớn lên và vô tình hình thành suy nghĩ cho rằng bạo hành gia đình như một biện pháp cần thiết để giải quyết mâu thuẫn gia đình. Và sau này lớn lên không tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực và lặp lại những hành vi của người lớn.
Nhiều người với trình độ nhận thức và sự hiểu biết về pháp luật còn thấp nên cho rằng cha mẹ có quyền đánh đập, chửi mắng con cái, chồng có quyền đánh vợ…Nhiều phụ nữ, người già cũng không nhận thức được đầy đủ quyền của mình nên không dám đấu tranh mà cam chịu bạo lực. Ngay cả những gia đình mà thành viên có trình độ học vấn cao, am hiểu về pháp luật thì bạo lực gia đình cũng vẫn xảy ra.
Từ nền kinh tế.
Khó khăn về kinh tế là một trong những nguyên nhân dẫn tới bạo lực gia đình vì khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc đối với thành viên gia đình và do đó dễ dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể gây nên bạo lực gia đình. Tuy nhiên không phải cứ có khó khăn về kinh tế là nhất thiết phải có bạo lực gia đình. Thực tế cho thấy nhiều gia đình có mức sống, thu nhập thấp nhưng gia đình vẫn hòa thuận và ngược lại có những gia đình khá giả nhưng bạo lực vẫn xảy ra.
Từ tệ nạn xã hội.
Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình. Thống kê cho thấy 60% nạn bạo hành gia đình xảy ra sau khi người chồng uống rượu hay dùng các chất kích thích. Các chất kích thích làm giảm sự kiềm chế cũng như nhận thức của bản thân phán đoán đúng sai từ đó dẫn đến trạng thái dễ nóng nảy, cau có khó chịu. Lúc đó, chuyện nhỏ cũng hóa thành chuyện lớn và các thành viên trong gia đình dễ dàng xung đột với nhau hơn.
Từ công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình.
Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định về các hành vi bị coi là bạo lực gia đình và các biện pháp xử lý hành vi gây ảnh hưởng tới chủ thể khác. Bên cạnh các chế tài áp dụng theo quy định của nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này thì bạo hành gia đình nếu để lại hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng chế tài hình sự. Tuy nhiên, việc xử lý hành vi này trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với những trường hợp hành vi không rõ ràng hoặc nạn nhân, người chứng kiến không dám lên tiếng tố giác hành vi đó.
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế. Chính quyền và các tổ chức đoàn thể chưa hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình trong phòng chống bạo lực gia đình. Một bộ phận lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề riêng của mỗi gia đình.
Đồng thời, chưa xử lý triệt để các vụ việc bạo lực gia đình xảy ra tại địa phương. Chính quyền chỉ vào cuộc với những vụ bạo lực gia đình có hậu quả nghiêm trọng khi nạn nhân hoặc người nhà nạn nhân có đơn kêu cứu. Trong công tác hòa giải, thường khuyên phụ nữ nín nhịn mà không triệt để xử lý theo pháp luật người gây bạo lực gia đình.
Hậu quả của bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình luôn để lại những hậu quả nghiêm trọng về cả thể xác lẫn tinh thần cho nạn nhân, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em .
Đối với chính nạn nhân.
Bạo lực gia đình gây thiệt hại về thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân. Các hành vi đánh đập, dùng vũ lực hay bạo hành tình dục không tránh khỏi sức khỏe bị hủy hoại, thương tích đau đớn, có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn đến tử vong. Ngoài ra, bạo hành gia đình gây ám ảnh về tinh thần, luôn chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng.
Đối với người gây bạo lực gia đình:
Bạo lực gia đình không chỉ gây thiệt hại cho nạn nhân mà ngay cả người gây bạo lực cũng phải trả một cái giá khá đắt. Chính hành vi của mình, người gây bạo lực đang tự phá hỏng mối quan hệ vợ – chồng, cha mẹ – con cái, ông bà-cháu, anh-cị-em trong gia đình. Không ai khác, họ lại cảm thấy cô đơn ngay trong chính gia đình của mình. Với hành vi bạo lực gia đình, người này phải đóng tiền nộp phạt vi phạm hành chính cho hành vi sai trái của mình khi gây ra bạo lực gia đình với người thân trong gia đình. Và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân.
Đối với trẻ em:
Bạo lực trẻ em trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ đối với trẻ., những vụ bảo hành trẻ em ngày càng tăng. Khi chứng kiến bạo lực gia đình, trẻ sẽ trong tình trạng căng thẳng, sợ hại, tâm lý tiêu cực, thiếu tập trung và không có khả năng chơi tích cực, lẩn tránh các mối quan hệ với các bạn cùng lứa tuổi, có xu hướng kép kín với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, nhiều trẻ lại theo chiều hướng thích gây rối ,bỏ học, phạm tội, uống rượu, hút thuốc lá và nghiện ma túy và học theo hành vi của người lớn bạo lực lại người khác; thiếu tin tưởng vào người lớn; bỏ đi khỏi nhà; có thể có các hành vi bạo lực như người lớn; chán nản và có ý nghĩ tự tử; thậm chí tự tử.
Đối với gia đình:
Bạo lực gia đình là nguyên nhân dẫn tới li thân, li hôn và tan vỡ bao gia đình. Tốn tiền chữa trị và phục hồi sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho nạn nhân và người chứng kiến bạo lực gia đình. Giảm thời gian và năng suất lao động từ đó giảm thu nhập gia đình. Không có khả năng làm tròn bổn phận với gia đình nội, ngoại.
Đối với xã hội:
Khi bạo lực gia đình tác động tới nạn nhân lẫn người gây bạo lực sẽ giảm sự đóng góp của họ tới xã hội. Tạo ra lực lượng lao động tương lai có sức khỏe thể chất và tinh thần yếu, thiếu sáng tạo, thiếu sự chủ động. Nếu không xử lý triệt để, xã hội sẽ chấp nhận và dung túng cho bạo lực gia đình.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nguyên nhân bạo hành gia đình”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Một là, bạo lực gia đình xảy ra giữa các thành viên gia đình hoặc những người đã từng có quan hệ gia đình. Vì vậy, phạm vi của bạo lực gia đình khá rộng và có tính bao quát.
Hai là, bạo lực gia đình khó bị phát hiện, khó can thiệp bởi nó thường xảy ra trong gia đình; mà đã là chuyện gia đình thì người ngoài rất ít khi can thiệp.
Ba là, bạo lực gia đình tồn tại dưới nhiều kiểu loại và dạng thức khác nhau. Có thể là bạo lực gia đình giữa vợ – chồng, cha mẹ – các con, ông bà – các cháu, anh, chị, em trong gia đình với nhau,…
1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
Theo căn cứ tại Khoản 1, Điều 2, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định về Các hành vi bạo lực gia đình.